danh mục sản phẩm
sản phẩm > Hepac C
Hepac C
Liều dùng:
1. Trẻ em dưới 3 tuổi...........1,25ml 1/4 muỗng café mỗi lần x 2 lần / ngày.
2. Trẻ em trên 3 tuổi……….2,5 ml 1/2 muỗng café mỗi lần x 2 lần / ngày.
3. Trẻ em trên 7 tuổi……….5 ml 1 muỗng café mỗi lần x 2 lần / ngày.
4. Người lớn………………10 ml 2 muỗng café mỗi lần x 2 lần / ngày.
Giá: 0 VNĐ Chỉ định:
Bổ sung Vitamin C tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lây lan qua đường hô hấp
Thành phần:
Mỗi 10ml Siro bổ Hepa Oran chứa
Dịch chiết lá tươi Atiso : ..….............2g
Vitamin C : .…….................................100mg
Succrose làm siro ( vừa đủ ) : ........10mg
Hãng sản xuất: Viện Pasteur Mô tả sản phẩm:Technology of France
Dịch chiết lá tươi Atiso cùng với Vitamin C giúp cho cơ thể thanh nhiệt , nhuận gan thông mật, tốt cho tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Dịch chiết lá tươi Atiso: Hoạt chất chính lá tươi Atiso là Cynarin,ngoài ra còn có Inulin,Tanin,Các muối kim loại: Kali,Magie,Canxi,Natri...và Steroid có tác dụng đồng bộ với Cynarin làm tăng kích thích sự bài tiết mật,giúp ăn ngon ngủ tốt,cơ thể tăng hấp thu các vitamin A,D,E,K ở người lớn và trẻ em tiêu hóa kém,người có chức năng gan mật yếu. Ngăn ngừa hình thành những Choresterol mới và ngăn cản quá trình tạo quá nhiều glucoze trong gan qua đó giúp da giữ được vẻ mịn màng tươi sáng.
Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường hô hấp ở trẻ em và người lớn. Vitamin C tham gia tạo collagen, tu sửa mô trong cơ thể hỗ trợ hình thành,duy trì sự vững chắc và khỏe mạnh cửa nướu, răng ,sụn ,mô xương,giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và mô liên kết; mau lành vết thương
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*******************
Thông tin tham khảo
Loét miệng ở trẻ em
Loét miệng là một căn bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ em, nhưng khi trẻ em mắc chứng loét miệng thì gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là những căn nguyên gây loét miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Một số nguyên nhân gây loét miệng
Hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y), tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Loét miệng do nhiệt là loại nhẹ nhưng làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều, làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít…
Người ta cũng thấy có thể loét miệng do virus herpes. Virus herpes gây loét niêm mạc miệng thường chỉ có một vết loét nhưng do nhiệt hoặc các nguyên nhân khác thì có thể có một hoặc nhiều vết loét trong niêm mạc miệng. Loét miệng do virus herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.
Do virus thủy đậu, virus thủy đậu ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc, ngay cả niêm mạc miệng gây loét niêm mạc miệng và có thể có nhiều nốt phỏng trong niêm mạc miệng khi nốt phỏng bong ra cũng gây đau, rát, chảy nước miếng như loét miệng do nhiệt.
Ở trẻ em có một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt cao hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2 – 3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục. Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay chân miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước. Bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: viêm cơ tim, viêm màng não – não…
Ở những trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém gây nên thiếu một số chất cần thiết như: vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng…
Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã. Cũng có thể do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng. Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho người bệnh đều đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.
Khi trẻ bị loét miệng nên làm gì?
Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi trẻ bị loét miệng nên cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó có hướng điều trị.
Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ là công việc của bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho trẻ, người nhà bệnh nhân không nên tự mua thuốc dùng cho trẻ.
Trong những ngày trẻ bị bệnh loét miệng nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không nóng, không cay, không chua và hợp với khẩu vị của trẻ. Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ thì nên cho trẻ ăn làm nhiều lần trong ngày vì mỗi lần trẻ chỉ ăn được ít một, thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, có thể dùng mật ong rơ miệng hoặc chấm vào các nốt loét cho trẻ để tránh các tác động kích thích làm trẻ đau. Nên cho trẻ uống thêm nước rau luộc, nước hoa quả tươi mát…
Phòng bệnh loét miệng cho trẻ
Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch… thì cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ về chuyên khoa nhi, chuyên khoa răng, hàm, mặt để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định.
Bs.Ts.Ngô Huy Toàn
Phòng bênh nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh.
Câu hỏi: Bé nhà tôi được 2 tuổi, cháu rất hay bị nhiệt miệng. Mỗi khi bị nhiệt cháu thường xuất hiện 1 hay nhiều vết loét trong miệng, bỏ ăn, và quấy khóc. Tôi cho bé đi khám, bác sĩ cho dùng thuốc bôi ngoài, bé đỡ đau nhưng lại hay tái phát lắm. Thưa bác sĩ, tôi cần làm gì để phòng bệnh cho bé ạ?
Giáo sư , Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm , Viện trưởng viện nhi trung ương
Trả lời:
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh.
Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là chức năng miễn dịch bị suy giảm; do lượng hỏa dư tăng mạnh; do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài; do rối loạn bài tiết bên trong; do dị ứng với thuốc và thực phẩm; do vi khuẩn đặc thù gây nên….Và rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh nhiệt miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch.
Để phòng bệnh cho trẻ bạn chú ý những điểm sau
Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Tập cho bé thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày là rất tốt. Nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt. Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bé nhà bạn 2 tuổi, chưa biết súc miệng, bạn có thể chải răng, lưỡi với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%) cho bé. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện, hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng
Khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Atisô mát gan, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa
Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam Đảo.
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
- Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
- Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
- Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
- Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
- Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.
Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?
(Cây thuốc quý)
Thần dược Atiso giúp giải độc tố trong gan
Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan. Nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).
Còn theo từ điển dược học, từ lâu nay, cây Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật. Sử dụng Atisô và các chế phẩm từ Atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc. Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm - vì sẽ bị đắng, khó ăn). Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…
Toàn bộ cây Atisô từ thân, lá, hoa, rễ đều có thể sử dụng làm trà túi lọc được nhưng hoa và lá có các hoạt chất để chữa bệnh nhiều nhất. Người ta thấy một số chất có trong lá non nhiều hơn lá già, trong phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp nhiều hơn gốc lá - vì vậy tùy theo từng nhu cầu sử dụng, người ta chọn lựa các bộ phận phác nhau trên cây để chế biến thành các sản phẩm trà phù hợp và ngày càng đa dạng. Chỉ tính riêng tại Lâm Đồng đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất các loại trà Atisô với hàng ngàn lao động tham gia trực tiếp.
Theo - Sieutra.net
Vai trò của Vitamin C đối với cơ thể
Vitamin C bảo vệ cơ thể, thải độc, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch...
Chế độ ăn thiếu vitamin C khiến vitamin C trong cơ thể giảm 3-4%/ngày. Nếu chì còn 300mg sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh Scorbut (qua các triệu chứng như: Chảy nướu răng, viêm lợi, chậm lành vết thương, đốm xuất huyết,…)
Bác sĩ Trần Thị Minh Hanh, phó giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết vitamin C đóng vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vitamin C bảo vệ cơ thể bằng rất nhiều cách, chủ yếu qua các chức năng như: chống oxy hóa, tổng hợp collagen, hệ tim mạch, hệ miễn dịch…
Vai trò của Vitamin C
- Chống oxy hóa
Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu. Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa.
Thải độc nhiều hóa chất gây ung thư là một trong những
vai trò của vitamin C. (ảnh minh họa)
- Tạo collagnen
Collagen là thành phần protein chính của mô liên kết, xương, răng, sụn, da và mô sẹo. Collagen chiếm đến ¼ protein trong cơ thể. Vitamin C cần cho quá trình tạo collagen từ trocollagen. Nếu thiếu Vitamin C sẽ giảm khả năng tổng hợp collagen. Lúc đó, sẹo sẽ khó lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương và răng.
- Phòng chống bệnh tim mạch
Vitamin C còn giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt quan trong đối với mạch máu nuôi tim. Giúp chuyển cholesterol thành acid mật, bằng cách giảm tình trạng cholesterol trong máu. Chúng có thể làm giảm mức LDL-C (cholesterol có hại) và làm tăng HDL-C (loại có lợi). Loại vitamin này còn giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông để giảm thuyên tắc mạch.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ sản xuất interferon – là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Cần thiết cho các tế bào miễn dịch – đó là tế bào T và bạch cầu. Từ đó làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng dị ứng.
- Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
Vitamin C có hàm lượng cao trong mô não và tuyến thượng thận. Tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh như: Norepinephrine, Serotnin, acid amin Tyrosine.
- Thải độc
Cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, là giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu. Thải độc nhiều hóa chất gây ung thư. Có khả năng kết hợp với các kim loại nặng và làm chúng trở nên vô hại.
- Phối hợp tốt trong sử dụng sắt, canxi và acid folic
Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu. Giúp hấp thu tốt canxi bằng cách ngăn caxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển acid folic từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.
Nguồn vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt,
ổi xanh, dâu tây, cà chua... (ảnh minh họa)
Biểu hiện khi thiếu Vitamin C
- Chảy máu nướu khi đánh răng, chấm xuất huyết trên da, dễ bị vết bầm trên da, dễ bị bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là cúm và viêm hô hấp.
- Xương yếu có thể cong vẹo, dễ trật khớp, đau khớp.
- Người yếu ớt, thiếu năng lượng để hoạt động, tiêu hóa kém, lâu lành vết thương, vết mổ, răng xiêu vẹo, dễ gãy, rụng, phù.
Cơ chế hấp thu và chuyển hóa
Khi ăn với lượng nhỏ khoảng 100mg Vitamin C thì hấp thu đến 80-90%. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ ở mức 1.5g Vitamin C thì cơ thể chỉ hấp thu được 49%. Dùng liều lượng lớn Vitamin C (uống liều cao) thì nó sẽ không được hấp thu hết và tồn tại trong ruột gây tiêu chảy. Hàm lượng Vitamin C trong máu tùy thuộc chế độ ăn, 1,2-1,5mg/100ml (nếu ăn tối thiểu 100mg Vitamin C/ngày) và 0,1-0,2mg/100ml (nếu ăn dưới 10mg Vitamin C/ngày).
Nếu 100mg (hoặc hơn) Vitamin C được hấp thu thì Vitamin C trong máu tăng rất cao, lượng thừa sẽ được tế bào các mô nhận về hoặc thải qua nước tiểu. Trong cơ thể, hàm lượng Vitamin C cao nhất ở mô tuyến yên, tuyến thượng thận (cao gấp 50 lần trong máu). Các mô khác như mắt, não, thận, phổi, gan thì Vitamin C cũng cao gấp từ 5-30 lần trong máu. Mô cơ không chứa nhiều Vitamin C nhưng lượng cơ lớn sẽ chứa lượng Vitamin C đáng kể (khoảng 600mg Vitamin C trong cơ thể người nặng 70kg).
Tổng dự trữ Vitamin C trong cơ thể từ 1,2-2g (200mg/kg) với lượng ăn vào 100mg/ngày, đủ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Scorbut trong 90 ngày. Ngoài ra, Vitamin C chuyển hóa thành acid oxalic sẽ gây ra sỏi oxalat. Do đó, người bị sạn thận, suy thật không nên dùng nhiều Vitamin C.
Đối tượng có nguy cơ thiếu Vitamin C
Là người hút thuốc lá, trẻ dùng sữa qua đun nấu, người có chế độ ăn không đa dạng, ít rau và trái cây, kém hấp thu.
Liều lượng Vitamin C theo độ tuổi (Chưa tính hao hụt do bảo quản và chế biến không đúng cách): Dưới 6 tháng tuổi – 25mg/ngày; 6 tháng đến 6 tuổi – 30mg/ngày; 7-9 tuổi - 35mg/ngày; 10-18 tuổi: 65mg/ ngày; 19 tuổi trở lên: 70mg/ ngày; phụ nữ có thai: 80mg/ ngày; bà mẹ cho con bú: 95mg/ ngày.
Liều lượng vitamin C tối đa (tính theo: mg/ ngày): 1- 3 tuổi: 400mg/ ngày; 4 – 8 tuổi: 650mg; 9 – 13 tuổi: 1.200mg; 14 – 18 tuổi: 1.800mg; từ 19 tuổi trở lên: không quá 2.000mg/ ngày.
Bảo quản: lạnh và ấm sẽ hạn chế mất vitamin C. (ảnh minh họa)
Nguồn vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, ổi xanh, dâu tây, cà chua, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, ớt xanh…
Hàm lượng vitamin C trong trái cây thường dùng: ớt đỏ ngọt (sống): ½ ly sẽ có 95mg, nước cam ép: ¾ ly sẽ có 93mg, dâu tươi: 6 trái có 90mg; đu đủ xắt miếng: 1 ly có 87mg, 1 trái cam vừa có 70mg; nước ép nho: ¾ ly có 70mg, 1 trái kiwi vừa có 64mg, 1 trái ổi vừa có 50mg…
Các yếu tố ảnh hưởng đến vitamin C trong thực phẩm
- Bộ phận và loại thực vật: lá còn nhiều vitamin hơn thân, nhưng lại dễ bị phân hủy khi chế biến.
- Giai đoạn trưởng thành của cây: trái chín cây nhiều vitamin C hơn.
- Bảo quản: lạnh và ấm sẽ hạn chế mất vitamin C.
- Mùa trong năm, trái cây theo mùa giàu vitamin C hơn là trái nghịch mùa.
- Phương pháp chế biến: nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất vitamin C.
Theo Gia đình & trẻ em
07 tác dụng của vitamin C
(Dân trí) - Vitamin C không hề xa lạ nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng hữu ích của vitamin C. Những tác dụng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi chất này.
Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat (màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C.
1. Thúc đẩy sự hình thành collagen
Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.
2. Chất kích hoạt enzyme
Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.
3. Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol
Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.
4. Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể
Tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.
5. Phòng chống ung thư
Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
6. Chống cảm lạnh
Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn. Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngà
7. Bảo vệ da, chống nếp nhăn
Vitamin C là chất kích hoạt enzyme, có thể gia tăng sự hoạt động của một số kim loại, giúp da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia cực tím, tránh sự xuất hiện của tàn nhang, thúc đẩy sự trao đổi chất, góp phần ngăn ngừa lão hóa da.
Chú ý:
- Vitamin C chủ yếu có trong rau quả tươi. Các loại thực phẩm giàu VC như cam, táo, sơn tra, chanh, kiwi, cà chua, ớt xanh, giá đậu, bông cải xanh và một loạt các loại rau lá đậm màu.
- Nếu chế độ ăn uống không đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể, thì có thể thay thế bằng dạng viên bổ sung (2-3 viên mỗi ngày). Vitamin C là chất hòa tan trong nước. Nếu lượng Vitamin C trong cơ thể dư thừa, chúng sẽ tự động bài tiết khỏi cơ thể, không mang độc tính. Ngoài ra, người hút thuốc lá, aspirin, thuốc tránh thai, thường xuyên căng thẳng tâm lý và làm việc trong môi trường nóng bức có thể tăng cường bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể.
- Các sản phẩm mỹ phẩm thường chứa nhiều vitamin C, dùng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ. Vitamin C có tính thẩm thấu mạnh, sử dụng quá nhiều khiến da bị mất nước, khô da và thậm chí đỏ rát da. Vitamin C có trong mỹ phẩm có thể được điều chế qua nhiều hình thức. Vì vậy, phụ nữ muốn làm đẹp, hãy dùng rau quả tươi và hoa quả để sự hấp thụ vitamin C được tốt hơn.
Hạnh Phúc
Theo People