danh mục sản phẩm
sản phẩm > CALCI TOMHUMS - Pasteur
Cacli TOM HUM
Liều dùng: - Liều dùng: 01 viên/lần, 2 lần/ngày, uống gần bữa ăn hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Nên uống Canxi gần bữa ăn để được hấp thu tốt nhất.
- Cách dùng: Uống với nước đun sôi để nguội
Giá: 0 VNĐ Chỉ định:
Điều trị và ngăn ngừa loãng xương. Giúp mau lành thương tổn do gãy xương. Điều trị và ngăn ngừa thiếu Canxi do tuổi cao, phụ nữ có thai hay những nguyên nhân khác
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ có thai cần bổ sung Canxi.
- Người cao tuổi cần bổ sung Canxi phòng ngừa loãng xương.
Lưu ý
- Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không dùng thuốc quá hạn ghi trên vỉ.
- Không sử dụng những viên thuốc có bất kỳ dấu hiệu thay đổi bất thường nào.
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Qui cách đóng gói
Viên nang cứng màu trắng, đóng trong vỉ, mỗi vỉ 10 viên, 3 vỉ/hộp.
Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
1 viên 500 mg chứa
Trong mỗi viên nang cứng có chứa:
Calcium Carbonate:……… 390 mg
Vitamin D3:……………… 100 IU
Megnesium Oxide:………..40 mg
Zinc Oxide:………………..7,5 mg
Manganese Sulphate:……...1,8 mg
Vitamin C:…………………50 mg
DHA:………………………5mg
Tá dược (vừa đủ) 500 mg.
Technology of France
Hãng sản xuất: Viện Pasteur Mô tả sản phẩm:
Calcium cần thiết cho nhiều quá trình sinh học của cơ thể và tham gia cấu tạo xương.
Trên hệ tim mạch ion Calci cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng tim đặc biệt qua nút nhĩ thất.
Trên thần kinh cơ: ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương.
Công dụng của calci dùng trong các trường hợp co giật khi hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, co thắt thực quản do hạ calci huyết,...
Vitamin D3 dùng trong các trường hợp còi xương do dinh dưỡng, còi xương do chuyển hoá và nhuyễn xương, loạn xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mãn tính, ngăn ngừa và điều trị loãng xương, kể cả loãng xương do corticosteroid, điều trị bệnh luput thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.
DHA giúp phát triển trí não.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
************************
Thông tin tham khảo
Vai trò của canxi
Khi mang thai, bé trong bụng mẹ rất cần canxi để xây dựng xương và răng khỏe mạnh. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, hệ thần kinh, cơ, góp phần giữ nhịp tim ổn định. Nếu bạn không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể mẹ và điều này sẽ làm suy yếu sức khỏe của bạn sau này. Một nghiên cứu khoa học của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch có đối tượng là các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi cũng cho thấy, nếu mẹ thu nạp đủ lượng canxi trong khi mang thai thì bé sinh ra cũng giảm nguy cơ bị huyết áp cao và đau tim trong tương lai.
Hàm lượng canxi cần thiết
- Phụ nữ trên 18 tuổi: 1000 miligram (mg)/ngày trước, trong và sau khi mang thai.
- Phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống: 1300mg.
Ngay cả khi đã sinh con hoặc cai sữa cho bé, bạn cũng cần chú ý đến lượng canxi thu nạp hàng ngày. Chúng ta cần canxi và các chất khoáng để giữ cho hệ xương luôn khoẻ, bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh loãng xương khi bước vào tuổi trung niên.
Nguồn thực phẩm giàu canxi
GS . BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên GĐ Bệnh viện phụ sản Từ Dũ - HCM
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm hàng đầu giàu canxi. Ngoài ra, các thực phẩm khác như cá, ngũ cốc, nước trái cây, đậu nành, bánh mì, đồ uống được làm từ gạo, hải sản… cũng chứa rất nhiều canxi.
Những lưu ý khi uống viên nang canxi
Phụ nữ có thai thường được khuyên uống viên nang canxi. Nhà dinh dưỡng học Yondi Lee tại tổ chức Ascension Healing (Singapore) khuyên chị em nên uống viên nang canxi vì “ Rất khó để thu nạp đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày”. Bà Lee cũng cho biết thêm, chị em cần cân đối lượng canxi với kẽm và vitamin B để cơ thể có thể hấp thụ được hoàn toàn.
Chia nhỏ số lượng thành nhiều lần trong ngày: Nếu bạn đang uống viên nang canxi thì hãy chia lượng thuốc uống một ngày ra làm nhiều lần, vì cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
Không uống quá liều: Bổ sung canxi khi mang thai là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng đừng uống quá liều vì dễ dẫn đến tác dụng ngược. Thu nạp quá nhiều canxi dễ khiến bạn bị táo bón, gia tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở cơ thể hấp thu sắt và kẽm từ các loại thực phẩm khác. Lượng canxi bạn nạp vào cơ thể một ngày từ tất cả các nguồn (thực phẩm, viên nang, nước) không nên quá 2500mg/ngày. (Nước khoáng đóng chai chứa khoảng 208mg/ lít).
Uống đúng thời điểm: Viên nang canxi được sản xuất từ nhiều hợp chất chứa canxi, hầu hết là canxi citrate và canxi carbonate. Canxi citrate là dạng cơ thể dễ hấp thu nhất và có thể uống giữa các bữa ăn. Canxi carbonate có hàm lượng canxi cao, tuy nhiên chất này đòi hỏi dạ dày phải tiết ra nhiều axit hơn để hoà tan nên tốt nhất, bạn hãy uống viên nang trong bữa ăn.
Chọn loại không chì: Khi mua viên nang bổ sung canxi, bạn cũng cần đọc kĩ nhãn mác sản phẩm vì một số loại chứa một lượng nhỏ chì (viên nang được sản xuất từ xương bột, san hô hay dolomite) có thể có hại cho thai nhi. Để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại không chì an toàn cho cả mẹ và bé.
Canxi với phụ nữ có thai
Canxi là yếu tố vi lượng rất cần cho sự phát triển của cơ thể với số lượng lớn hơn cả so với các yếu tố vi lượng khác. Khối lượng canxi trong cơ thể chiếm khoảng 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể và nhu cầu hàng ngày đối với mỗi người tùy theo lứa tuổi đã được biết như sau: trẻ em dưới 10 tuổi mỗi ngày cần 800-1.000mg; từ 12-24 tuổi: 1.200-1.500mg/ngày; từ 25 đến 65 tuổi (hoặc tuổi mãn kinh của nữ) 1.000mg/ngày; từ 65 tuổi trở đi 1.500mg/ngày; phụ nữ có thai và cho con bú: 1.200 - 1.500mg/ngày.
Canxi có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương đặc biệt đối với thai nhi từ 3 tháng giữa của thai kỳ trở đi. Lúc này, hệ xương - cơ của thai phát triển rất mạnh, đòi hỏi phải cung cấp đủ một lượng canxi nhất định. Ngoài ra canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, các hoạt động cơ thần kinh và hoạt động của hệ tim mạch... Thiếu canxi thai phụ có thể bị loãng xương, hay bị chuột rút hoặc có khi lên cơn co giật; thai nhi cũng chịu ảnh hưởng, chậm phát triển trong tử cung và có thể cả sau khi sinh.
Canxi được cơ thể hấp thu tốt hay không còn phụ thuộc vào lượng vitamin D. Nếu hằng ngày cung cấp đủ 400 đơn vị vitamin D thì khả năng lượng hấp thu canxi của ống tiêu hóa là từ 50-80%, nếu không, cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 20% mà thôi. Canxi được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường thận 20%, còn lại theo đường tiêu hóa.
Trong các thực phẩm chứa canxi thì sữa là thực phẩm có nhiều canxi và dễ được hấp thu hơn cả. Tuy nhiên, ngoài sữa ra các thực phẩm ăn hằng ngày cũng có một lượng canxi khác nhau. Trong 100g thịt lợn có từ 10-20mg canxi; các loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền, mồng tơi khoảng trên 100mg; đậu nành 165mg; đặc biệt trong vừng có tới 1200mg. Các thực phẩm sông biển như cua, tôm, cá cũng rất giàu canxi.
Như vậy, đối với trường hợp thai phụ không thích uống sữa hoặc cơ thể không dung nạp men lacto có trong sữa thì có thể lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như đã nêu trên. Để hấp thu canxi tốt có thể bổ sung vitamin D bằng uống viên polyvitamin (viên đa sinh tố, trong đó có vitamin D và các vitamin khác) hoặc hằng ngày tắm nắng vào lúc 8 giờ sáng chừng 10-15 phút để chất tiền vitamin D ở trong da chuyển hóa thành vitamin D. Uống thêm vài viên vitamin C cũng giúp việc hấp thu canxi tốt hơn.
Tuy vậy cũng không nên vì sợ thiếu canxi mà ăn hay uống quá nhiều thuốc và thực phẩm giàu canxi vì khi lượng canxi quá cao, trong quá trình đào thải có thể lắng đọng lại ở thận gây nên sỏi tiết niệu.
BS. Phó Đức Nhuận
DHA cho mẹ và bé
Nhu cầu về DHA cho trẻ đặc biệt cao trong thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh. Cơ thể em bé không tự sản xuất chất dinh dưỡng này mà phải bổ sung từ bên ngoài qua con đường nhau thai và sữa mẹ.
Ths. BS Lê Quang Thanh - GĐ bệnh viện phụ sản Từ Dũ - HCM
DHA là acid béo thuộc nhóm omega-3 và là một thành phần chính của màng tế bào thần kinh và mắt, cần thiết cho hoạt động tâm trí và thị lực. Nó giúp tái tạo các chất dẫn truyền thần kinh như phosphatidylserine (giữ vai trò quan trọng trong chức năng não).
Ngoài ra, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với vòng đầu trẻ sơ sinh, cân nặng và chiều dài. Sự cung cấp đầu đủ chất này có thề giúp làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Ở trong tử cung, thai nhi đòi hỏi một lượng tăng hấp thu DHA lớn để tương ứng với lượng DHA của não tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong các tháng sau khi sinh. Điều này được chứng minh ngay khi sinh, trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành.
Các em bé cần đến chất này vì nó là một dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của cơ thể. Theo nghiên cứu Birch 2000, nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số IQ thấp.
Qua chứng minh lâm sàng, những năm tháng đầu đời nếu trẻ được bổ sung đầy đủ DHA, ARA thì trí tuệ trẻ lúc 18 tháng tuổi sẽ cao hơn 7 điểm so với trẻ không cung cấp đầy đủ. Nghiên cứu thực hiện dựa trên trắc nghiệm đầy đủ về trí tuệ: trí nhớ, khả năng phân biệt, khả năng ngôn ngữ, khả năng xử lý vấn đề.
Theo bác sĩ Dương Phương Mai, chuyên khoa II, trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện Từ Dũ, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ là nguồn duy nhất cung cấp chất dinh dưỡng này cho trẻ. Nhu cầu về DHA cho trẻ đặc biệt cao trong thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh. Cơ thể em bé không tự sản xuất chất dinh dưỡng này mà phải bổ sung từ bên ngoài qua đường nhau thai và sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu người mẹ hấp thụ lượng DHA đầy đủ trong thời kỳ mang thai sẽ tránh hiện tượng trầm cảm và sinh non. Nhu cầu tối thiểu DHA cho phụ nữ mang thai và cho con bú là 300 mg một ngày. Bổ sung chất này nhằm hoàn thiện cấu trúc não và võng mạc cho trẻ từ trong bào thai và thời kỳ bú sữa mẹ.
Hiện nay, cá không chỉ là nguồn cung cấp duy nhất DHA. Nó có thể được chiết xuất từ thực vật (tảo Schizochytrium sp). Ưu điểm của DHA nguồn gốc thực vật sẽ không chứa chất nhiễm độc đại dương như chì, thủy ngân mà thủy ngân (một trong những nhân tố làm tổn hại hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Ngoài ra, viên DHA nguồn gốc từ thực vật được bào chế dưới dạng viên nang mềm nhỏ, không mùi vị rất dễ uống và tránh được hiện tượng nôn ợ khi sử dụng.
Như đã đề cập, DHA có tính quyết định đối với sức khỏe và chức năng của não, đóng vai trò chính trong khả năng nhận thức, trí nhớ và hành vi. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng trẻ em hấp thu chất dinh dưỡng này cao hơn qua người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các vấn đề về nhận thức, hành vi, rối loạn tâm trí, bao gồm các triệu chứng liên quan đến bệnh trầm cảm và rối loạn thiếu tập trung.
Việc cung cấp đầy đủ DHA và EPA cho các bà mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú có liên quan tích cực đến trí thông minh của trẻ em.
Vai trò đặc biệt của DHA đối với phụ nữ có thai và cho con bú
DHA (Docosahexaenoic)
là chất dinh dưỡng quan trọng cho con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt cực kỳ quan trọng cho sự phát triển nhanh của bộ não thai nhi. DHA là nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc mắt. Sự phát triển của thai nhi và bé sơ sinh đòi hỏi một yêu cầu đặc biệt về DHA cho sự phát triển nhanh của não bộ, lượng DHA trong não của bé tăng từ 3 đến 5 lần trong 3 tháng cuối thai kỳ và tăng gấp ba trong 3 tháng đầu sau sanh. Bé nhận được ít nhất ½ lượng DHA cần thiết cho não khi còn trong bụng mẹ và phần còn lại sẽ được cung cấp từ sữa mẹ. Do đó nhiều nhà khoa học cho rằng DHA trong chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất cần thiết cho sự phát triển cua hệ thần kinh của trẻ khi còn trong bào thai.
Do vai trò của DHA quan trọng như vậy nên 1 số tổ chức y tế trên thế giới đã yêu cầu bổ sung DHA vào chế độ dinh duỡng cho phụ nữ mang thai. Các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới, viện dinh dưỡng Anh Quốc, Bộ Y tế Đan Mạch, Bộ Y tế Na Uy, Hiệp hội Châu Âu về Nhi khoa Tiêu Hoá và Dinh Dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ có thai và cho con bú nên được bổ sung DHA thích hợp vào chế độ ăn để duy trì sức khoẻ cho mình và cho sự phát triển của em bé trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
Nguồn DHA có nhiều trong thịt đỏ, nội tạng, cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá sardin,… và đặc biệt với số lượng dồi dào trong Enfa Mama, sữa dinh dưỡng đặc biệt dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sử dụng Magnesium sulfate cho phụ nữ có nguy cơ sinh non nhằm bảo vệ thần kinh của thai nhi
PGS . TS Nguyễn Viết Tiến - Chủ tịch hội sản phụ khoa VN
TÓM TẮT
Sử dụng Magnesium sulfate cho phụ nữ có nguy cơ sinh non nhằm bảo vệ thần kinh của thai nhi
Các bằng chứng dịch tễ và khoa học cơ bản gợi ý rằng sử dụng Magnesium sulfate trước sinh có thể bảo vệ thần kinh cho thai nhi.
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của Magnesium sulfate như là một tác nhân bảo vệ thần kinh khi sử dụng ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non.
Chúng tôi tìm kiếm danh bạ thử nghiệm Cochrane Pregnancy and Childbirth Group (31/8/2008).
Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về liệu pháp magnesium sulfate trước sinh ở những thai phụ dọa sinh non hoặc gần như sinh non lúc tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần. Trong một phân tích phân nhóm, các nghiên cứu được phân loại rộng theo mục đích ban đầu của nghiên cứu thành "mục đích bảo vệ thần kinh", hoặc "mục đích khác (bảo vệ thần kinh bà mẹ - tiền sản giật)", hoặc "mục đích khác (giảm gò)".
Ít nhất hai tác giả đánh giá tính hợp lý và chất lượng của thử nghiệm, và trích xuất dữ liệu.
Năm thử nghiệm (6.145 em bé) phù hợp với tổng quan này. Liệu pháp magnesium sulfate trước sinh cho các thai phụ có nguy cơ sinh non về cơ bản giúp giảm nguy cơ bại não của trẻ sinh ra (nguy cơ tương đối (RR) 0,68; KTC 95% 0,54 đến 0,87; năm thử nghiệm; 6.145 trẻ sơ sinh). Cũng có sự giảm đáng kể về tỉ lệ rối loạn vận động thô cơ bản (RR 0,61; KTC 95% 0,44 đến 0,85; bốn thử nghiệm; 5.980 bé). Không thấy tác động có ý nghĩa thống kê của liệu pháp magnsium sulfate trước sinh trên tử suất nhi (RR 1,04, KTC 95% 0,92 đến 1,17; năm thử nghiệm; 6.145 bé), hoặc trên các suy yếu hay khuyết tật thần kinh trong vài năm đầu đời. Nhìn chung, liệu pháp magnesium trước sinh không có ảnh hưởng đáng kể lên tỉ lệ kết hợp tử suất với bại não, mặc dù ở nhóm bảo vệ thần kinh có giảm rõ rệt RR 0,85; KTC 95% 0,74 đến 0,98; bốn thử nghiệm; 4.446 trẻ, nhưng không giảm ở những nhóm nhỏ với mục đích khác. Thai phụ trong nhóm dùng magnesium có tác dụng phụ nhẹ chiếm tỉ lệ cao, nhưng không thấy ảnh hưởng đáng kể trên các biến chứng lớn ở mẹ.
Vai trò của bảo vệ thần kinh cho bé non tháng trong liệu pháp magnesiumsulphate trước sinh cho thai phụ có nguy cơ sinh non được thiết lập từ thời điểm này. Số thai phụ cần điều trị để giúp một bé tránh bị bại não là 63 (KTC 95% 43 đến 155). Magnesium sulfate mang lại lợi ích trên chức năng vận động thô cơ bản ở trẻ trong giai đoạn sớm, kết cục muộn trong thời thơ ấu cần đánh giá để xác định có hay không có ảnh hưởng quan trọng trên thần kinh về sau đặc biệt trên chức năng vận động hay nhận thức.
Kẽm đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Kẽm đóng vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con người, cho dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể.
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN polymerase trong quá trình nhân bản ADN. Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em, kẽm vừa là cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm có độ tập trung cao trong não, nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh. Vai trò hết sức quan trọng nữa của kẽm là tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hoóc môn (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục...). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể.
Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm trùng và nhiễm các độc tố, làm mau lành vết thương bảo vệ làn da, phòng chống ung thư và chống lão hóa, duy trì hoạt động bình thường của chức năng tình dục. Như vậy kẽm có vai trò quan trọng với tất cả mọi người, nhưng đối với phụ nữ có thai và cho con bú kẽm lại càng quan trọng hơn. Kẽm duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường giúp bào thai tăng trưởng và phát triển.Việc thiếu kẽm ở bà mẹ mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.
Khi thiếu kẽm, bà mẹ mang thai nghén nhiều hơn với các biểu hiện buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Từ đó bà mẹ dễ sảy thai, đẻ non, tai biến sản khoa khi sinh, thiếu sữa, mất sữa nuôi con sau sinh. Ảnh hưởng đến thai nhi: thai chậm phát triển dẫn đến bị suy dinh dưỡng bào thai: thai nhi nhẹ cân và thấp chiều cao, thai dễ bị dị dạng. Trong giai đoạn nuôi con bú, nếu thiếu kẽm bà mẹ ăn uống kém, mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn giấc ngủ dẫn đến thiếu sữa, mất sữa đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng của trẻ em. Phụ nữ có thai và cho con bú là một trong những đối tượng tăng nhu cầu về kẽmnhưng lại không được đáp ứng. Tình trạng nghén ở bà mẹ làm cho việc ăn uống không được đầy đủ dẫn đến thiếukẽm, khi thiếu kẽm lại làm tình trạng nghén tăng lên cứ như vậy đã tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó gỡ ra được. Vậy để tránh tình trạng thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai và cho con bú các bà mẹ phải ăn các thực phẩm giàu kẽm từ trước khi mang thai 2-3 tháng cũng như suốt thời kỳ mang thai và nuôi con bú. Sau đây là những thực phẩm giàu kẽm mà chúng ta cần biết để chọn ăn hàng ngày:
Hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm
Như vậy các loại thực phẩm giàu kẽm nhất đó là các loài thủy hải sản, thịt cóc, gan động vật, trứng, thịt nạc... Kẽm từ các thực phẩm này có giá trị sinh học cao hơn so với kẽm có nguồn gốc thực vật, và khả năng hấp thu cũng cao hơn. Ngoài ra, khi mang thai và cho con bú, các bà mẹ có thể ăn thêm các thực phẩm tăng cường kẽm như bánh quy, bột dinh dưỡng... Cũng như sắt, muốn hấp thu kẽm tốt trong khẩu phần ăn phải đầy đủ hàm lượng protein có nguồn gốc động vật. Kẽm được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, được hấp thu phần lớn ở ruột non, cho nên những người có bệnh ở đường tiêu hóa thường bị thiếu kẽm. Kẽm được thải ra ngoài qua dịch ruột, dịch tụy (thải qua phân), thải qua nước tiểu, qua mồ hôi. Khi vào cơ thể kẽm phần lớn tập trung trong tế bào, chỉ một lượng nhỏ trong huyết tương dạng gắn kết với albumin.
Trong những trường hợp do nghén nặng hoặc do ăn uống kém hoặc có những dấu hiệu lâm sàng của thiếu kẽm: chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, tóc dễ gãy ,da khô, bong da, trên móng tay xuất hiện các vệt trắng, móng chân tay chậm mọc và dễ gãy, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc) hay bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa, vết thương lâu liền, hoặc những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa hoặc định lượng nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp thì cần phải bổ sung kẽm dưới dạng thuốc. Liều bổ sung từ 15-20mg kẽm nguyên tố/ngày, tối đa là 50mg/ngày. Nên uống đều đặn vào một giờ nhất định , nên uống cách xa các thuốc có chứa sắt, canxi để tránh tương tác cạnh tranh hấp thu, nên uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Trong những trường hợp hay nôn có thể uống cùng với thức ăn, hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Theo BS Lê Thị Hải
Vitamin C với phụ nữ mang thai
Vitamin C đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai
Vitamin C là nhóm chất hữu cơ cần thiết không sinh năng lượng và là chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Nhu cầu vitamin C ở mỗi người cũng khác nhau và vitamin C có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống của con người. Nó tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau mà không thể thiếu trong những trường hợp như: thụ thai và phát triển của bào thai, quá trình sản sinh năng lượng, tính miễn dịch của cơ thể, tổng hợp các chất vận chuyển trung gian của hệ thần kinh, quá trình đào thải và trung hòa các chất độc. Trong một số trường hợp như phụ nữ mang thai, cho con bú, vận động viên thể thao, người bị stress, môi trường ô nhiễm… cần bổ xung thêm vitamin C ngoài khẩu phần ăn hàng ngày.Vitamin C đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai vì nó giúp thai phụ hấp thu chất sắt tốt hơn, giảm một số nguy cơ mắc những tai biến khi sinh nở. Tuy nhiên cũng như các chế phẩm cần bổ xung khác, cần phải có liều lượng thích hợp cho từng đối tượng. nếu như dùng vitamin C liều cao và trong thời gian dài sẽ làm mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể làm tăn sự tích tụ những phân tử kép có hại. Chính sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các căn bệnh ung thư, thấp khớp và xơ vữa động mạch.
Đối với thai phụ, ngoài những nguy cơ trên, nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài trong thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Chính vì vậy mà các chuyên gia về dinh dưỡng có khuyến nghị về liều dùng an toàn của vitamin C với khoảng 60mg vitamin C/ngày cho người nhớn.
Hiện nay không chỉ có nhiều sản phẩm bổ sung vitamin C mà các sản phẩm bổ sung dưỡng chất khác có chứa vitamin C như thuốc bổ sung vitamin A, vitamin E hoặc calci cũng đang tràn ngập trên thị trường. Điều quan trọng là các thai phụ nói riêng và người tiêu dùng nói chung nên xem kỹ hàm lượng vitamin C trong các loại dược phẩm đang sử dụng để tránh trường hợp dùng quá liều. Người tiêu dùng vẫn hay có quan niệm nếu dùng quá liều vitamin thì cũng sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể, tuy nhiên không nên lơ lừa mà mất cảnh giác với những trường hợp này vì nó có thể gay nguy hiểm cho bản thân, và cho cả đứa con thân yêu của bạn nữa.