danh mục sản phẩm
sản phẩm > Babypanthen
Babypanthen
Liều dùng:
Liều lượng và cách dùng
Thuốc dùng ngoài da
Da bị tổn thương: Xoa thuốc mỡ Babypanthen mỗi ngày một hoặc nhiều lần nếu cần thiết.
Bà mẹ cho con bú: Xoa thuốc mỡ Babypanthen vào núm vú sau mỗi lần cho con bú.
Điều trị khiếm khuyết niêm mạc cổ tử cung:Bôi một hoặc nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn của thấy thuốc
Chăm sóc những trẻ nhỏ: Mỗi lần thay tã bôi thuốc xung quanh mông và háng của trẻ, sau khi đã lau sạch những vùng này với nước.
Điều quan trọng là bạn phải tuân theo chỉ dẫn trong tờ hướng dẫn sử dụng này. Nếu bạn cảm thấy thuốc có tác dụng quá yếu hoặc quá mạnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Giá: 0 VNĐ Chỉ định: Thuốc mỡ Babypanthen được dùng trong:
- Phòng và điều trị da khô rát, nứt nẻ
- Da khô
- Chăm sóc vú ở phụ nữ cho con bú và trị đau rát núm vú
- Chăm sóc và bảo vệ da trẻ em khỏi bị tổn thương do độ ẩm của tã, phòng và điều trị da khi bị xây xát, đỏ da và hăm tã
Kẽm oxyd, D-panthenol, Vitamin E, Chamomile recutita, Almond oil, Cetostearyl alcohol, Macrogol ethers, Na2EDTA, Propylene glycol, Chất tạo hương, Nước tinh khiết.
Hãng sản xuất: Mediplantex Mô tả sản phẩm:
Tác dụng không mong muốn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn liên quan đến việc sử dụng thuốc.
Hiếm gặp các tác dụng phụ có liên quan đến dử dụng thuốc mỡ Babypanthen.
Quá liều
Acid pantothenic dung nạp tốt kể cả liều cao và do đó trong y văn nó được xem là không gây độc. Không thấy tình trạng rối loạn thừa vitamin.
Tác dụng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có
Bảo quản và hạn dùng
Đóng chặt nắp tuýp thuốc sau mỗi lần sử dụng.
Hộp 1 tuýp 20g: Hạn dùng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá hạn dùng đã ghi rõ trên hộp thuốc.
*** Tác dụng có thể khác nhau tùy trên cơ địa từng người***
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
***************
Thông tin tham khảo
Chứng hăm ở trẻ em
.Môi trường ẩm ướt là một trong những yếu tố hàng đầu khiến bé bị hăm. Nguyên nhân khác gây hăm ở bé
Bé cũng có thể bị hăm do phấn rôm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng cho bé sau mỗi lần thay tã.
Dấu hiệu nên đi khám
Phần lớn các trường hợp hăm tã ở bé là bình thường, không cần đi khám. Nếu biết chăm sóc, bé có thể vượt qua khó chịu trong vài ngày mà không cần sự điều trị từ bác sĩ. |
Chữa hăm tã ở trẻ nhỏ
Bé nhà tôi hay bị hăm tã, vì thế tôi thường thoa kem Babypathen cho bé sau mỗi lần thay bỉm, tôi muốn hỏi dùng kem này thường xuyên có tốt cho bé không ? Nếu không thì để chống hăm tã tôi phải dùng loại kem nào cho bé ?
PGS _ TS Trần Hậu Khang , GĐ Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.
Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Kem Babypanthen có tác dụng hiệu quả đối với hăm tã ở trẻ nhỏ, thành phần của Babypanthen có các chất chống viêm, sát khuẩn như D-panthenol, Oxyd kẽm và còn bổ xung Vitamin E giúp da bé giữ được độ ẩm cần thiết, mềm mại, hỗ trợ bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
Ts.Bs.Ngô Huy Toàn
PGS TS Phạm Văn Hiển , Nguyên chủ tịch hội Da Liễu Việt Nam.
Điều trị bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh
Chào Bác sĩ, con cháu được hơn 1 tháng tuổi, lúc mớ sinh 2 ngày cháu bị dị ứng, bác sĩ có cho thuốc xanh bôi, những mụn dị ứng đó cũng biến mất nhưng thay vào đó là những mụn li ti nổi dày đặc lúc đầu là trên trán, ssau đến đầy 2 bên má, rồi đến 2 chân và 2 mông, bây giờ là xuống cổ và mịnh Cháu đã đưa đi bác sỉ nhi ở bệnh viên an sinh bác sĩ bảo ko vấn đề gì, để nó tự hết, sau 1 tuần nữa em thấy ko hết và có đưa đi bác sĩ nhi, BS nói cháu bị nhiễm trùng da ( viên da) do thay đổi môi trượng và cho thuốc uống ( trong đó có thuốc kháng sinh) và bôi thuốc xanh lên dầy các nơi có mun. Đến giờ vẫn chưa hệt cháu rất lo lắng vì mụn vẫn ko giảm mà ngày càng nổi nhiều, mong BS chỉ giúp chạu Cháu cám ơn BS nhiều ah.
Trả lời:
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ bị viêm da là sốt, ở nhiều vùng da, có khi toàn thân bị mẩn đỏ. Tuy nhiên, nhiều người lại quan niệm rằng, sau khi tắm lá nếu mẩn ngứa "phát" ra ngoài da thì một vài ngày sau sẽ đỡ. Do đó, không ít trường hợp nhập viện đã ở trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị dài ngày. Cá biệt, có những bệnh nhi bị các viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ - nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh, khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Da trẻ có những đặc tính khác biệt như mỏng (chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Do đó, việc làm sạch da hàng ngày bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp: A Derina, Safarelle, Cetaphil... sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng. Còn nếu không có điều kiện, các bậc cha mẹ có thể dùng nước lọc để tắm hàng ngày cho trẻ cũng rất an toàn.
Để phòng chống viêm da cho trẻ, các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Hàng ngày, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà bông diệt khuẩn.
Vậy, làm thế nào để xử lý khi trẻ bị viêm da? Bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát
- Tắm rửa bằng Lactacyd BB, thuốc tím pha loãng màu hồng lợt giúp hạn chế nhiễm trùng da
- Bôi thuốc chống nhiễm trùng như: Babypanthen, Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban
- Dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết
Nếu sau một thời gian bé dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi mà không đỡ, bạn nên đưa bé đi khám lại.
Chúc bé mau khỏi!
Bs.Thuocbietduoc
PGS TS Đặng Văn Em , Trưởng khoa da liễu bệnh viện quân y 108
Nguyên nhân gây ngứa ở “nhũ hoa”
“Nhũ hoa” của cả nam và nữ giới đều có thể bị ngứa, rát, thậm chí đóng vảy. Đây có thể đơn thuần là do viêm da, tuy nhiên, cũng có thể là ung thư vú.
Bệnh Paget
Bệnh Paget là một dạng hiếm của ung thư vú, có thể xảy ra ở cả vùng núm và quầng vú (vùng sẫm màu bao quanh núm vú). Dù là nguyên nhân hãn hữu nhất khiến “nhũ hoa” bị ngứa, Paget cũng là một bệnh rất đáng ngại.
Cảm giác ngứa và nóng ran ở núm và quầng vú là triệu chứng đầu tiên thường thấy ở bệnh. Nó thường kéo theo sự xuất hiện của lớp vảy cứng. Trong một số trường hợp, phía “nhũ hoa” bị ảnh hưởng còn có hiện tượng rỉ ra chất dịch màu vàng hoặc đỏ nhạt.
Ở các giai đoạn sau của bệnh, vùng quầng vú có thể bị loét ra hoặc hình thành các khối u. Thông thường, Paget chỉ ảnh hưởng tới một bên ngực, phổ biến ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.
Viêm da cơ địa
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa “nhũ hoa”. Viêm da cơ địa (AD) còn được biết đến với tên gọi eczema.
Ở bệnh này, triệu chứng ngứa luôn thường trực và có thể chuyển biến rất xấu. Cảm giác ngứa thậm chí có thể mở đường cho sự phát triển của hiện tượng phát ban ngoài, với những vết giộp nhỏ trên da có dịch tiết hoặc vảy cứng. Gãi nhiều khiến da dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành các vùng da bị dày cộm lên do viêm mạn tính và tấy rát.
Một người sẽ dễ viêm da cơ địa nếu có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh liên quan tới dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da cơ địa. Do bệnh được cho là có liên quan tới phản ứng tăng nhạy cảm nên một người sẽ dễ viêm da cơ địa nếu có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh liên quan tới dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.
Một số tác nhân môi trường có thể gây bệnh gồm: da khô, ngâm nước quá lâu, phẩm nhuộm hoặc mùi hương của các sản phẩm chăm sóc da, các chất gây dị ứng trong sản phẩm tẩy rửa, len, mút… và stress.
Viêm da do tiếp xúc
Bệnh gây ra do tiếp xúc với một số loại thực vật gây kích thích, đồ trang sức bằng ni-ken, cao su hoặc nhựa mủ, các hóa chất tẩy rửa chứa hương liệu tổng hợp từ các chất hóa học. Chúng và một số chất khác là tác nhân gây ngứa trên da, đau khi chạm vào và một loạt các dạng nhiễm trùng như xuất hiện các vết giộp nhỏ, phát ban đỏ, từ đó dần hình thành các vảy cứng.
Đôi lúc, phản ứng viêm da xảy ra ngay sau lần đầu tiếp xúc, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại cần tới sự tiếp xúc nhiều lần.
Viêm da tiết bã
Bệnh thường xảy ra tại vùng ngực trên, lưng, da đầu và mặt, những nơi sản sinh nhiều chất nhờn hơn. Nói chung, vùng da dễ bị viêm tiết bã thường tập trung nhiều dầu nhất.
Ngoài việc gây ngứa, bệnh còn dẫn tới sự hình thành các vảy có màu trắng hoặc vàng trên da. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất là từ 30-50 tuổi. Vào mùa hè, các triệu chứng bệnh có xu hướng giảm nhẹ.
Nấm Candida
Phần lớn các ca nhiễm nấm âm đạo đều do loại nấm men này. Tuy nhiên, đây là tác nhân ít khi gây ngứa “nhũ hoa”, ngoại trừ trong thời gian cho con bú.
Theo một nghiên cứu trên 100 phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú khoảng 2-9 tuần sau khi sinh, da có vảy trắng hoặc bóng nhờn, kèm theo cảm giác đau ở ngực là dấu hiệu cao cho thấy “nhũ hoa” bị nhiễm nấm Candida.
Bệnh Jogger’s nipple
Bệnh Jogger’s nipple gây ra do cọ xát với quần áo.
Đây là bệnh gây ngứa núm vú nhưng do sự tiếp xúc với đồ lót hoặc quần áo có bề mặt ráp.
Theo một báo cáo về những thương tổn da liễu sau các cuộc chạy đua marathon, 3-16% vận động viên đều phàn nàn rằng “nhũ hoa” của họ bị ngứa và rát. Bệnh có thể ảnh hưởng tới cả nam và nữ giới.
Viêm da thần kinh
Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng rát nhẹ như khi mắc eczema, viêm da cơ địa, nhiễm nấm men hoặc cọ xát với quần áo.
Triệu chứng ngứa mạn tính và phản ứng gãi khiến cảm giác ngứa càng dai dẳng mỗi khi các đuôi thần kinh bị kích thích.
Kết quả là trên da hình thành các vùng da dày cộm và thô ráp. Ngoài tay, chân, viêm da thần kinh có thể xảy ra ở “nhũ hoa”, thường chỉ ở một bên. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới, nhất là độ tuổi từ 30-50.
BACSI.com (Theo Khoa học & Đời sống)
Hăm tã ở trẻ em
Có một lúc nào đó bạn sẽ rất hoảng hốt khi thay tã cho con và thấy vùng bẹn và quanh hậu môn bé bị đỏ. Bé quấy khóc khó chịu, nhất là khi bị chạm vào vùng da này. Hẳn hạn sẽ rất lo lắng không biết bé có bị bệnh gì nặng không?
Hăm tã là gì?
Đây là một dạng viêm da khá phổ biến, biểu hiện một tình trạng da bị kích thích, có liên quan nhiều đến tình trạng ẩm ướt, hoặc không được thay tã thường xuyên. Hăm tã cũng thường thấy ở những trẻ bị tiêu chảy. Hăm tã có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân gây hăm tã?
Một số tình trạng sau có thể được xem là thủ phạm gây ra hăm tã:
- Da bị kích thích bởi phân và nước tiểu: tiếp xúc lâu với phân hoặc nước tiểu, nhất là những bé có làn da nhạy cảm, rất dễ đưa đến hăm tã.
- Da bị kích thích bởi những sản phẩm mới: thay đổi loại tã mới, dùng các loại khăn ướt sử dụng một lần, các chất tẩy, chất làm mềm vải… có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé.
- Da bị cọ sát: mặc tã quá chật, hoặc quần áo cọ sát cũng có thể làm tổn thương da trẻ, tạo điều kiện xuất hiện hăm tã.
- Một số nguyên nhân khác như thay đổi chế độ ăn của trẻ làm trẻ tăng số lần đi cầu, hoặc khi trẻ dùng kháng sinh sẽ làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da, cũng có thể là yếu tố thuận lợi gây ra hăm tã.
- Nhiễm khuẩn hoặc nấm: vùng da được che chở bởi tã lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, bởi nó ấm và có độ ẩm cao. Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm có thể làm phức tạp thêm tình trạng hăm tã của bé.
Làm sao nhận biết được hăm tã?
Vùng da mặc tã (mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục) bị đỏ, hơi sưng nề. Trẻ có vẻ khó chịu, hay quấy, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ.
Điều trị hăm tã
Nguyên tắc cơ bản nhất là luôn cố gắng giữ cho da bé sạch và khô. Bạn có thể tự chăm sóc và làm giảm hăm tã cho bé tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản sau:
- Rửa sạch vùng mông, bẹn bằng nước sạch và ấm. Có thể lau nhẹ bằng vải mềm. Không dùng các loại khăn ướt dùng một lần, vì chất cồn và hương liệu trong khăn có thể gây kích thích da bé.
- Cho da trẻ “thở”: sau khi bỏ tã cũ, cho bé nằm chơi một lát (nằm sấp càng tốt) trước khi mặc tã mới, tạo điều kiện cho da bé khô ráo. Với những trẻ đã biết đi, cho trẻ đi lại trong phòng một lúc cũng giúp làm da trẻ được thông khí tốt.
- Sử dụng các loại kem chống hăm bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm, trước khi mặc tã mới.
- Không nên dùng tã nylon, hoặc siết tã quá chật. Có thể mặc tã lớn hơn một số trong vài ngày điều trị để giúp da trẻ thông thoáng. Tã cần được thay thường xuyên chứ không đợi tã đầy, để tránh da trẻ tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu.
Tuy nhiên, phải nghĩ đến việc cho bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng hăm tã không cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà, hoặc trẻ có sốt, hoặc vùng hăm tã nổi mụn nước hay phồng giộp lên. Ngoài ra, nếu những mảng da đỏ lan ra cả ngoài vùng mặc tã, hoặc vùng da hăm tã xuất hiện dấu hiệu có mủ hay rỉ nước cũng là những dấu hiệu cho thấy bé cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa hăm tã
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Như ở trên đã đề cập, cha mẹ hãy cố gắng giữ cho phần da mặc tã càng sạch và khô càng tốt. Ngoài việc thường xuyên thay tã, có thể thử thay đổi các loại tã khác nhau xem da bé thích hợp với loại nào. Lau sạch nước tiểu và phân bằng vải mềm và nước sạch thông thường, không cần xà phòng đặc biệt nào, sau đó thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn lông sạch, không nên cọ mạnh vì sẽ làm tổn thương da trẻ. Khi mặc tã mới, nên thoa nhẹ một lớp kem chống hăm tã để giúp làn da mỏng manh của bé ít bị kích thích hơn. Có thể dùng các loại kem đơn thuần chỉ chứa chất bôi trơn, hoặc loại có chứa oxít kẽm sẽ giúp bé phòng chống hăm tã tốt.
Nếu con bạn dùng tã vải thì nên giặt sạch bằng nước ấm, với chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Hãy bỏ qua các loại hóa chất làm mềm vải hoặc hương liệu để tránh những kích thích không cần thiết cho da. Nếu trẻ đã từng bị hăm tã hoặc có dấu hiệu muốn xuất hiện hăm thì nên xả tã gấp đôi so với thường ngày. Cuối cùng, đừng quên rửa tay bạn sạch sẽ sau khi thay tã cho bé để loại trừ các loại vi khuẩn và nấm luôn chực chờ để gây bệnh.
Bạn đọc viết5 tuổi
Chữa hăm tã và tiêu chuẩn chọn thuốc chống hăm
Hăm tã vốn không phải bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng làm bé đau rát rất khó chịu và kéo theo các hệ luỵ đáng lo hơn như cáu gắt, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ, sút cân… Và khi nhìn con đau đớn quấy khóc như vậy, không một bà mẹ nào có thể ngồi yên. Vậy phụ huynh có thể làm gì khi con bị hăm tã?
Chữa hăm tã cho bé như thế nào?
Không phải đến ngày nay, hăm tã mới là vấn đề quan tâm của các bà mẹ trẻ. Từ xưa, dù việc dùng tã lót có hạn chế hơn nhưng trẻ nhỏ vẫn bị hăm do nhiều yếu tố khác nhau, điều kiện vệ sinh cũng như chăm sóc trẻ kém hơn so với ngày nay. Trải qua nhiều thế hệ, nhiều bài thuốc dân gian chữa hăm cho trẻ đã được lưu truyền cho đến ngày nay do khá rẻ tiền nhưng chúng lại khá bất tiện với nhịp sống bận rộn ở các thành phố lớn và chất lượng thảo dược rất khó kiểm soát.
Nhờ tiến bộ của dược học hiện đại, các bà mẹ ngày nay có nhiều lựa chọn tiện lợi và hiệu quả hơn để giúp con mình nhanh chóng vượt qua sự khó chịu của chứng hăm tã, đồng thời phòng ngừa hăm tã tái phát. Thuốc phòng ngừa và chữa trị hăm tã được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như thuốc nước, kem và thuốc mỡ. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh với làn da rất mong manh và nhạy cảm – các bà mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau được xem là “7 tiêu chuẩn vàng” khi lựa chọn loại sản phẩm chăm sóc da cho trẻ, đặc biệt là lựa chọn dược phẩm ngăn ngừa và điều trị hăm tã:
1. Không có hợp chất độc hại.
2. Không chứa quá nhiều hoạt chất hoặc nhiều thành phần không cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa việc gây dị ứng cho bé.
3. Không có chất khử trùng (như cồn) vì có thể làm da bị mất nước khiến tình trạng hăm lâu lành hơn.
4. Không chất bảo quản
5. Không mùi, không màu từ các hoá chất tạo mùi (hương liệu), các loại tinh dầu và hoá chất tạo màu.
6. Có khả năng dưỡng ẩm tối đa cho da bé để thúc đẩy quá trình lành vết thương và tránh da bị tổn thương thêm.
7. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả và an toàn cho da bé.
Dựa theo cơ chế gây hăm, thuốc chống hăm phải thực hiện được hai chức năng chính là bảo vệ da (cho các trường hợp đã điều trị khỏi và phòng ngừa hăm hình thành hoặc tái phát) và chữa lành các tổn thương da do hăm gây ra. Để thực hiện hiệu quả 2 chức năng này thì thuốc chống hăm phải chứa mỡ cừu Lanolin và Dexpanthenol. Mỡ cừu thực hiện chức năng bảo vệ da nhờ tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa và Dexpanthenol là chất tiền vitamin B5, thực hiện chức năng làm lành vết thương, dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc điều trị hăm tã chỉ hiệu quả khi kết hợp giữa điều trị triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh việc điều trị hăm, bố mẹ cần chú ý việc chăm sóc vệ sinh và dinh dưỡng của bé vì đây là cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hăm tã. Hiểu biết và loại trừ các nguyên nhân gây hăm từ trước khi hăm tã hình thành chính là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi chứng bệnh khó chịu này.
Để bảo vệ con khỏi chứng hăm tã, bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây khi chăm sóc bé:
• Luôn bôi thuốc mỡ có chứa Dexpanthenol & mỡ cừu Lanolin để phòng ngừa hăm tã sau mỗi lần vệ sinh và trước khi mặc tã sạch cho bé. Khi da bé đã được bảo vệ đúng cách, bố mẹ không cần phải kén chọn loại tã và có thể thoải mái cho bé mặc tã cả ngày mà không sợ làm bé khó chịu và bị hăm.
• Thay đổi từ từ từng loại thực phẩm trong chế độ ăn của bé để kiểm tra dị ứng thực phẩm.
• Điều trị dứt điểm nếu bé bị tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hoá và bài tiết khác.