danh mục sản phẩm
sản phẩm > Calcikua
Calcikua
Liều dùng:- Người lớn ngày uống 02 viên chia làm 2 lần
Giá: 0 VNĐ Chỉ định:
Bổ sung vitamin D3, Ca++ đặc biệt là cho người già, người đang mang thai và trẻ em ở tuổi đang lớn.
Thành phần:
+ Calci hydrophosphat..........150 mg
Tá dược vừa đủ.................500 mg
Hãng sản xuất: Viện Pasteur Mô tả sản phẩm:
TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM
Tiêu chuẩn cơ sở
HẠN DÙNG
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
BẢO QUẢN
Trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 30 viên, nang cứng, 10 viên/vỉ x 03 vỉ/hộp
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhà sản xuất
Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt.
Số 18 đường Lê Hồng Phong, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
ĐT: (063) 3836613 Fax: (063) 3827773
Website: www.davac.com.vn
Technology of France
Calcium cần thiết cho nhiều quá trình sinh học của cơ thể và tham gia cấu tạo xương.
Trên hệ tim mạch ion Calci cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như sự dẫn truyền xung điện
trên một số vùng tim đặc biệt qua nút nhĩ thất.
Trên thần kinh cơ: ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương.
Công dụng của calci dùng trong các trường hợp co giật khi hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, co thắt thực quản do hạ calci huyết….
Vitamin D3 dùng trong các trường hợp còi xương do dinh dưỡng, còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương, loạn xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mãn tính, ngăn ngừa và điều trị loãng xương, kể cả loãng xương do corticosteroid, điều trị bệnh luput thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.
DHA giúp phát triển trí não.
Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
**********************
Thông tin tham khảo
Vai trò của canxi đối với phụ nữ có thai
Ở phụ nữ có thai, canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho thai nhi, thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương và chậm lớn. Và đối với người mẹ lượng canxi không được cung cấp đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu về sau. Vì thế bổ sung canxi đủ và đúng liều là hết sức cần thiết.
Vai trò của canxi đối với cơ thể
Ngoài việc lựa chọn thức ăn có nhiều canxi, phụ nữ có thai cần ăn nhiều rau, củ quả. Ảnh: T. Hà |
Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm... Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tham gia vào quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương.
Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.
Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai
Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như "bàn tay người đỡ đẻ". Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...
PGS, TS - Bác sĩ Đỗ Thị Khánh Hỷ, Phó Viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia
Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai
Trước hết canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò và dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng... Tuy vậy, không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.
Vai trò đặc biệt của DHA đối với phụ nữ có thai và cho con bú
DHA (Docosahexaenoic)
là chất dinh dưỡng quan trọng cho con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt cực kỳ quan trọng cho sự phát triển nhanh của bộ não thai nhi. DHA là nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc mắt. Sự phát triển của thai nhi và bé sơ sinh đòi hỏi một yêu cầu đặc biệt về DHA cho sự phát triển nhanh của não bộ, lượng DHA trong não của bé tăng từ 3 đến 5 lần trong 3 tháng cuối thai kỳ và tăng gấp ba trong 3 tháng đầu sau sanh. Bé nhận được ít nhất ½ lượng DHA cần thiết cho não khi còn trong bụng mẹ và phần còn lại sẽ được cung cấp từ sữa mẹ. Do đó nhiều nhà khoa học cho rằng DHA trong chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất cần thiết cho sự phát triển cua hệ thần kinh của trẻ khi còn trong bào thai.
Do vai trò của DHA quan trọng như vậy nên 1 số tổ chức y tế trên thế giới đã yêu cầu bổ sung DHA vào chế độ dinh duỡng cho phụ nữ mang thai. Các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới, viện dinh dưỡng Anh Quốc, Bộ Y tế Đan Mạch, Bộ Y tế Na Uy, Hiệp hội Châu Âu về Nhi khoa Tiêu Hoá và Dinh Dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ có thai và cho con bú nên được bổ sung DHA thích hợp vào chế độ ăn để duy trì sức khoẻ cho mình và cho sự phát triển của em bé trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
Nguồn DHA có nhiều trong thịt đỏ, nội tạng, cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá sardin,… và đặc biệt với số lượng dồi dào trong sản phẩm Calcikua dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.
GS , TS Trần Ngọc Ân chủ tịch hội cơ xương khớp việt nam
Loãng xương ở phụ nữ
Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Loãng xương gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chỉ riêng ở Mỹ năm 1995 có hơn 25 triệu phụ nữ bị loãng xương, trong đó 1,5 triệu trường hợp gẫy xương do loãng xương với chi phí điều trị lên tới 8 tỷ USD hàng năm. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh.
Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương. LX không phải chỉ khu trú ở một vị trí nào mà đó là một bệnh lý toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương sườn, xương cánh chậu....
Ðặc điểm phát triển bộ xương
Chúng ta thường có cảm giác là xương ít hoạt động và ít thay đổi. Trên thực tế khung xương luôn thay đổi và được tạo mới ở mọi thời điểm. Từ khi sinh ra, em bé chỉ có chiều dài bộ khung xương là khoảng 50 cm, đúng bằng chiều cao. Tuy nhiên sau đó bộ xương của chúng ta liên tục phát triển, với quá trình tạo xương vượt trội hơn quá trình tiêu xương. Kết quả là chúng ta trở nên cao to, đạt đến sự lớn tối đa ở độ tuổi 20-22 của cuộc đời, khi mà bộ xương có khối lượng xương cao nhất, hay còn gọi là khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh này còn duy trì cho đến độ tuổi 30. Sau đó quá trình huỷ xương dần trở nên chiếm ưu thế khiến khối lượng và chất lượng xương bị giảm sút theo thời gian, kết quả là hình thành chứng LX. Như vậy nguy cơ loãng xương phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương (khối lượng xương đỉnh) và lượng xương mất khi ở giai đoạn lớn tuổi.
Và loãng xương ở phụ nữ
PGS , TS Lê Anh Thư Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện chợ Rẫy
Bệnh LX thường xảy ra ở phụ nữ có tuổi. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Người ta đánh giá rằng sau 50 tuổi có 1 trong 3 phụ nữ sẽ là nạn nhân của tối thiểu một gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ LX ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ LX nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.
Người ta phân ra một thể riêng là LX ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất xương cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng gẫy xương là 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gẫy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác.
Tại sao nữ lại hay bị mắc bệnh LX hơn nam giới?
Đầu tiên là những phụ nữ có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ bị loãng xương. Những phụ nữ này được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ.
Thứ hai là nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam. Đặc biệt người châu Á có nguy cơ cao hơn do khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Họ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong thức ăn thiếu. Tuy nhiên sau khi đạt khối lượng xương đỉnh tối đa vào độ tuổi 20, hàng năm phái nữ mất đi từ 1-3% khối lượng xương. Như vậy, nữ giới mất xương nhiều hơn 40% so với nam giới. Tình trạng mất xương này diễn ra nhanh hơn bắt đầu từ độ tuổi mãn kinh và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh.
Thứ ba tình trạng mất kinh hay mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt ở phụ nữ là một tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của họ, đảm bảo bởi hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết, đặc biệt là vai trò của các hormon sinh dục. Tuy nhiên kinh nguyệt đồng thời cũng góp phần đánh giá sức khoẻ của xương. Những phụ nữ chơi thể thao chuyên nghiệp như vận động viên chạy Marathon, diễn viên balet thường bị mất kinh, đều giảm tỷ trọng xương. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm).
Thứ tư là phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi đó cơ thể họ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không được cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên hay bị loãng xương.
Thứ năm là phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hoá cũng làm gia tăng nguy cơ LX.
Thứ sáu là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè.
Dự phòng LX như thế nào?
PGS , TS Phạm Thắng viện trưởng viện lão khoa Trung Ương
Mục tiêu dự phòng LX là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng LX càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn bào thai. Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D. Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phomát...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Một lượng calcium và vitamin D vừa đủ cần thiết cho xương khoẻ. Tổng lượng calcium tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 1000mg. Bổ sung vitamin D 800UI/ngày nếu ít tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra bổ sung vitamin K, photpho, magiê làm tăng mức độ gắn canxi vào xương, tạo xương hiệu quả hơn. Vitamin K có trong các loại rau có lá xanh lục, đậu khô, dầu thực vật, đậu nành.
Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... Mục tiêu của ngăn ngừa và điều trị là giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ té ngã gãy xương.
Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
LX được định nghĩa là sự rối loạn nội tiết theo lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến dễ bị gãy, nứt, rạn.
Nguyên nhân gây loãng xương
LX hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể. Người ta thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng).
LX cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài...
Thường xuyên vận động để hạn chế loãng xương |
Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Vì lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, làm cho khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).
Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi (nguy cơ) làm cho bệnh LX ở NCT tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì.
Một số tác giả đã tổng kết thấy có tới 7 nguyên nhân chính gây nên bệnh LX giới tính (tỷ lệ nữ LX chiếm nhiều hơn nam): di truyền, tuổi tác, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoides lâu dài.
Một số triệu chứng chính và hậu quả của bệnh loãng xương
Giảm mật độ xương và LX là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, một cách âm thầm, không đau đớn nên nhiều người bệnh không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương) thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp... Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm.
Một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người LX. Khi bị bệnh LX không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt, vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, người ta thấy rằng cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do LX và người ta dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ chiếm 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì LX gây ra.
Phát hiện bệnh loãng xương
NCT nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Hiện nay chưa có phương pháp đo lường trực tiếp lực của xương nên chỉ đo lường gián tiếp. Một trong những phương pháp đó là đo mật độ chất khoáng trong xương (bone mineral density) bằng kỹ thuật DXA hay còn gọi là đo mật độ xương, chụp X quang cột sống, xương tay chân... Ngoài ra, những người kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40kg, giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, thiếu hormone sinh dục (nữ giới là estrogen và nam giới là androgen), người nghiện rượu, sử dụng corticoides kéo dài, nghiện thuốc lá... cũng nên kiểm tra mật độ của xương.
Khi NCT đã được chẩn đoán bị bệnh LX thì việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị LX là người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần quên uống một liều thuốc trong vòng một tuần lễ thì hiệu quả điều trị đã giảm xuống đến 64%. Uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và trong thời gian nào là do thầy thuốc khám bệnh và có chỉ định cụ thể.
Khi đã bị LX phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức cẩn thận tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay, nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi. Gãy cổ xương đùi là một cấp cứu ngoại khoa nặng vì dễ dàng gây sốc và hậu quả xấu khó lường.
Phòng bệnh loãng xương ở NCT
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai – Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội
Cần khám định kỳ theo lời hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh LX và ngăn ngừa gãy xương. Khi đã bị gãy xương do LX thì càng hết sức thận trọng không để gãy xương tái phát. Muốn phòng bệnh LX, tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như: đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị LX không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.
Phòng Chống Loãng Xương Ở Phụ Nữ
Từ tuổi 30, khối xương ở phụ nữ bắt đầu giảm dần. Vì vậy, để đề phòng loãng xương tuổi trung niên, chị em cần tạo lập những thói quen khỏe mạnh giúp xây dựng và củng cố xương ngay từ thời thiếu nữ. Sau đây là các lời khuyên để phòng loãng xương ở phụ nữ trẻ:
l. Hấp thụ đủ canxi. Bạn cần ít nhất 1.200 mg khoáng chất này mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng nhiềuphụ nữ hấp thụ chưa đủ một nửa lượng canxi trên. Canxi có nhiều trong sữa chua ít béo (448 mg mỗi cốc), sữa không kem (352 mg mỗi cốc) và nước cam pha canxi (350 mg mỗi cốc).
Nếu bạn thấy mình không hấp thụ đủ canxi, nên uống một viên bổ canxi, tốt nhất là chọn loại có thêm vitamin D, giúp tối đa hóa hấp thụ khoáng chất này. Thuốc bổ canxi có hai dạng: muối canxi (calcium citrate) và cacbonate canxi (calcium carbonate). Carbonate canxi hấp thụ tốt khi hàm lượng axít dạ dày cao, nên uống cùng với bữa ăn. Nên chia canxi làm hai lần uống mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thụ.
2. Cắt giảm caffeine. Chất này có thể can thiệp vào sự hấp thụ canxi. Nên dùng tối đa 2-3 cốc cà phê, trà hay nước soda mỗi ngày. Với một cốc đồ uống soda chứa caffeine, cơ thể sẽ mất đi khoảng 4 mg canxi. Để bổ sung lượng canxi mất đi này, nên cho vào cà phê một chút sữa không kem hoặc uống thêm chút nước quả sau khi uống trà hoặc soda.
3. Hạn chế muối. Thừa muối natri cũng gây ra mất xương. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Lượng muối tối đa bạn cần mỗi ngày là 2.400 mg. Nên đọc kỹ nhãn hàng hóa để ước tính lượng muối. Ví dụ, một gói mì tôm chứa 800 mg muối, bằng 1/3 yêu cầu hằng ngày.
4. Thực hiện những bài tập xây dựng xương. Nhảy thẳng người, như nhảy dây, là môn thể dục có tác động lớn nhất với việc củng cố và xây dựng xương. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhảy dây khoảng 300 lần mỗi tuần tăng được khối xương hông khoảng 2,8%. Theo thạc sĩ Christine thuộc Trung tâm nghiên cứu xương Đại học Oregon (Mỹ), việc nhảy lên hạ xuống gây sức ép với xương, khiến cơ thể thích ứng bằng cách bổ sung khối xương.
Những môn thể dục khác giúp xây dựng và củng cố xương gồm đẩy tạ và những hoạt động tác động đến xương cao như chạy bộ, aerobic. Sức ép đặt lên cơ trong các môn thể dục này giúp củng cố và kích thích xương phát triển.
5. Hàm lượng protein hợp lý. Chế độ ăn uống quá nhiều hoặc ít protein đều có liên quan đến sự giảm hàm lượng xương. Bạn cần khoảng 50 gam protein mỗi ngày và có thể hấp thụ đủ lượng protein đó với 0,1 kg cá biển, 2 cốc sữa chua ít béo và 1 quả trứng. Những nguồn thực phẩm giàu protein khác gồm thịt nạc, thịt gà đã lọc da, đậu phụ và sữa chua không kem.
6. Hạn chế vitamin A. Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Boston (Anh), những phụ nữ hấp thụ hàm lượng vitamin A cao ở dạng retinol (2.000 mcg hoặc 6.600 IU mỗi ngày) có nguy cơ gãy xương hông do mất xương cao nhất. Ở hàm lượng cao, vitamin A có thể khiến quá trình mất xương xảy ra nhanh hơn quá trình tái sinh xương.
Nên đọc kỹ nhãn thực phẩm và thuốc bổ chứa vitamin A để tránh hấp thụ quá nhiều vitamin này. Bạn nên chọn viên vitamin tổng hợp mà ít nhất 20% hàm lượng vitamin A là từ beta-carotene, không gây hại đến xương như retinol. Ngoài ra, bạn nên chọn loại vitamin tổng hợp chứa 2.500 IU vitamin A, không nên uống loại chứa 5.000 IU vitamin này.
7. Ăn 5 bữa rau quả mỗi ngày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ ăn 5 bữa rau quả mỗi ngày có độ dày xương cao hơn phụ nữ không ăn rau quả hoặc ít hơn. Rau quả giàu magiê và kali, hai dưỡng chất có vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ xương
Theo PNO