danh mục sản phẩm
sản phẩm > Zakdo
Zakdo
Liều dùng:
Liều dùng thuốc Zakdo
Liều dùng thuốc Zakdo dùng mà dược sĩ hay bác sĩ điều trị hay chỉ định thông thường như sau:
Liều dùng điều trị loét giác mạc
- Ngày thứ 1: Trong 6 giờ đầu nhỏ 2 giọt sau mỗi 15 phút, 4 giờ sau thì 2 giọt sau mỗi 30 phút.
- Ngày thứ 2: Nhỏ mắt 2 giọt/lần/giờ.
- Ngày thứ 3 đến ngày thứ 14: Nhỏ mắt 2 giọt/lần, giữa 2 lần dùng cách nhau 4 giờ.
Liều dùng điều trị viêm kết mạc, viêm bờ mi
- Liều dùng trong 2 ngày đầu: 1-2 giọt/lần cách nhau mỗi 2 giờ.
- Liều dùng trong 5 ngày sau: 1-2 giọt/lần, giữa 2 lần dùng cách mỗi 4 giờ.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
- Cách mỗi 15 phút nhỏ thuốc 1 lần, nhỏ thuốc đủ 4 lần trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Cần chú ý: Liều dùng thuốc Ciloxan như ở trên chỉ mang tính tham khảo, không phải bất kỳ người nào cũng sẽ dùng liều giống như trên. Vì vậy, người bệnh cần đến các bệnh viện, trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám, khai thác tiền sử bệnh và kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp, nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Cách dùng thuốc Zakdo hiệu quả
- Thuốc Zakdo được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, dùng thuốc tại mắt.
- Vệ sinh rửa tay sạch sẽ cẩn thận.
- Mở nắp lọ thuốc và tránh để đầu bít của bộ phận đếm giọt chạm vào mắt hay mí mắt.
- Để nhỏ thuốc Zakdo vào mắt nhìn lên trên, kéo nhẹ mí dưới xuống, nhắm mắt lại, lau sạch phần còn dư.
- Bạn cần chú ý tuân thủ tuyệt đối các chỉ định sử dụng thuốc Zakdo của bác sĩ điều trị trong suốt quá trình sử dụng.
Trường hợp quá liều thuốc
- Hiện nay chưa có trường hợp quá liều nào liên quan đến sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Ciprofloxacin được ghi nhận khi nhỏ mắt bằng thuốc Zakdo. Trường hợp nhỏ mắt quá liều thuốc Zakdo có thể rửa mắt ngay bằng nước ấm để loại bỏ thuốc.
- Trong quá trình sử dụng, người bệnh xuất hiện các phản ứng bất thường nghi do sử dụng thuốc quá liều thì cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Dung dịch thuốc nhỏ mắt Zakdo được chỉ định sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng nhạy cảm của những vi khuẩn được nêu ra trong những bệnh:
- Loét giác mạc nguyên nhân do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Serratia marcescens, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus (nhóm viridans).
- Viêm kết mạc nguyên nhân do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae.
- Viêm bờ mi nguyên nhân do nhiễm trùng các chủng vi khuẩn, virus nhạy cảm với kháng sinh Ciprofloxacin.
Thành phần:
- Hoạt chất chính là Ciprofloxacin hydrochloride tương đương với Ciprofloxacin 3mg.
- Chất bảo quản là Benzalkonium chloride 0.006%
- Các loại tá dược bao gồm Sodium Acetate, Mannitol, Acid Acetic, Disodium Edetate, Hydrochloric acid và/hoặc Sodium hydroxide (để điều chỉnh pH), nước tinh khiết.
- Hoạt chất chính Ciprofloxacin là kháng sinh có công dụng kháng khuẩn tổng hợp, tiệt trùng, đa liều dùng trong nhãn khoa.
- Hấp thu toàn thân: Một nghiên cứu về khả năng hấp thu toàn thân đã được thực hiện, trong đó dung dịch nhỏ mắt thuốc Zakdo được nhỏ mỗi hai giờ khi đang thức trong thời gian hai ngày. Sau đó, bạn nhỏ thuốc thêm 5 ngày, tiếp đến nhỏ mỗi bốn giờ khi đang thức. Nồng độ trong huyết tương tối đa của hoạt chất Ciprofloxacin được ghi nhận là dưới 5 ng/ml. Nồng độ trung bình thường ở mức dưới 2,5 ng/ml.
- Tác dụng của thuốc Ciloxan: Thuốc nhỏ mắt Ciloxan có công dụng chính là kháng khuẩn và kháng lại một số virus. Tác dụng này của thuốc là thông qua tác dụng dược lý của dược chất thành phần Ciprofloxacin. Đây là loại dược chất thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn có cấu trúc Quinolon, có tác dụng kìm hãng tốc độ sinh trưởng phát triển của vi khuẩn, diệt khuẩn nhờ khả năng ức chế enzym ADN Gyrase – Enzym tham gia trong quá trình tổng hợp NST của vi khuẩn. Phổ tác dụng rộng trên nhiều vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, một số loại virus nhạy cảm với kháng sinh Ciprofloxacin.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Zakdo
Trong thời gian sử dụng thuốc nhỏ mắt Zakdo, người sử bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau:
- Phổ biến: Tình trạng nóng rát, kích ứng khó chịu ở mắt, xuất hiện các tinh thể trắng đọng tại mắt ở vị trí bị tổn thương
- Ít phổ biến: Vị đắng ở miệng sau khi nhỏ, sung huyết vùng kết mạc, cộm mắt, đóng vảy ở mắt, ngứa ở mắt.
- Hiếm gặp: Phù mi mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, viêm giác mạc, giảm thị lực, dị ứng ở vùng vừa nhỏ thuốc...
- Ảnh hưởng lên các tham số xét nghiệm/cặn lắng nước tiểu: Có thể làm tăng thoáng qua các chỉ số transaminase và phosphatase kiềm, cũng như gây vàng da tắc mật, đặc biệt đối với những người có tổn thương gan trước đó; tăng thoáng qua chỉ số urea, creatinine hay bilirubin trong huyết thanh; tăng đường huyết: trên những ca bệnh đặc biệt, có thể có tinh thể niệu và huyết niệu.
Khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ được biết để nhận những lời khuyên thích hợp.
5. Tương tác của thuốc Zakdo
Những nghiên cứu cụ thể về tương tác thuốc chưa được tiến hành đối với thuốc Ciprofloxacin nhỏ mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng vài loại thuốc nhóm Quinolon toàn thân cho thấy làm tăng nồng độ theophylline huyết thanh, ngăn cản chuyển hóa cafein, làm tăng cường tác dụng của các thuốc chống đông theo đường uống, warfarin, và các dẫn xuất của nó và kết hợp với hiện tượng tăng tạm thời creatinin huyết thanh đối với những người có sử dụng đồng thời Cyclosporine.
Để tránh tương tác thuốc xảy ra, bạn nên chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc hoặc sản phẩm điều trị nào khác. Khi đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn về cách sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả và tránh tương tác thuốc.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zakdo
Trong quá trình sử dụng thuốc Ciloxan, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
6.1. Chống chỉ định của thuốc Zakdo
Thuốc Zakdo chống chỉ định cho các đối tượng như sau:
- Người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm hay dị ứng với hoạt chất chính Ciprofloxacin hay với các thành phần khác của thuốc.
- Người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon.
- Nếu bạn có thắc mắc gì về các đối tượng không sử dụng thuốc hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
6.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zakdo
Trong quá trình sử dụng thuốc Zakdo, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Cũng tương tự như khi sử dụng các chế phẩm kháng sinh khác thì việc sử dụng thuốc Zakdo trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến sự quá phát của các loại vi khuẩn không nhạy cảm, bao gồm cả nấm. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm, nên bắt đầu điều trị thích hợp.
- Nên ngưng sử dụng thuốc Zakdo ngay khi mới xuất hiện những vết đỏ ở da hay bất kỳ dấu hiệu nào khác của phản ứng quá mẫn.
- Không được để chạm tay hay bất kỳ đồ vật gì vào đầu ống thuốc nhỏ vào bất cứ vật gì, vì như vậy có thể làm nhiễm bẩn dung dịch.
6.3. Sử dụng thuốc Zakdo với nhóm người đặc biệt
- Sử dụng thuốc Zakdo trong thời kỳ thai nghén: Hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu có đối chứng tốt đầy đủ đối với những phụ nữ mang thai. Vì vậy chỉ nên sử dụng dung dịch nhỏ mắt thuốc Zakdo trong thời kỳ thai nghén nếu thấy khả năng có lợi nhiều hơn là khả năng nguy cơ cho thai.
- Sử dụng thuốc Zakdo với phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay, người ta không biết liệu Ciprofloxacin nhỏ tại chỗ có được bài tiết qua sữa người hay không. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng thuốc Zakdo đối với những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.
- Sử dụng thuốc với người lái xe hay vận hành các loại máy móc: Cũng tương tự như khi nhỏ mắt bất cứ thuốc nào khác, nhìn mờ tạm thời và các rối loạn thị giác có thể làm ảnh hưởng lên tốc độ phản xạ đến mức giảm khả năng điều khiển xe cộ và vận hành máy móc. Ảnh hưởng càng tăng cao hơn khi sử dụng thuốc Zakdo cùng với rượu.
6.4. Cách bảo quản thuốc Zakdo
- Không sử dụng thuốc Zakdo khi đã quá hạn sử dụng hay có dấu hiệu hư hỏng.
- Để thuốc Zakdo xa tầm tay với của trẻ em và các loại thú cưng nuôi trong gia đình.
- Bảo quản thuốc Zakdo tại nơi khô thoáng nhiệt độ phòng.
- Tránh để thuốc Zakdo tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay không khí ẩm trực tiếp.