danh mục sản phẩm
sản phẩm > Calcikua trẻ em
Calcikua
Liều dùng:- Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi : 1 gói/ ngày
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi : 2 gói / ngày chia làm 2 lần
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên : 3 gói / ngày chia làm 3 lần
Người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương: 3 gói / ngày chia làm 3 lần.
Giá: 0 VNĐ Chỉ định:Bổ sung Ca2+ , Vitamin D3 , B1 , B3 , B12 cho trẻ em ở tuổi đang lớn.
.
Thành phần:
Calcium hydrogen......................250 mg.
Calcium carbonat........................50 mg
Vitamin D3...........................….....40 UI
DHA.......................................….....3 mg
Vitamin B1.....................................0,2mg
Vitamin B3.....................................0,2mg
Vitamin B12...................................0,4ug
Hương sữa, Lactose , Glucose
Đường cát trắng vừa đủ .....................3g
Hãng sản xuất: Viện Pasteur Mô tả sản phẩm:
Technology of France
Calcium là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người, giữ vai trò truyền dẫn thông tin, tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào.
Trong Hệ thần kinh: Ion calcium có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu calcium thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trong Cơ bắp: Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion calcium đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
Vitamin D3 chống còi xương, tăng sự hấp thu calcium ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương. Tham gia vào quá trình tạo xương. Điều hòa nồng độ calcium trong máu.
Vitamin B3 Đưa vào cơ thể vitamin PP sẽ tăng cường được hệ miễn nhiễm, tăng cường được khả năng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, giúp điều trị viêm lợi, viêm quanh răng có hiệu quả cao, mau khỏi.
DHA Cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. Cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não. Ở người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp: Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn có ý nghĩa.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*********
Thông tin tham khảo
DHA (Docosa-Hexaenoic-Acid) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3), ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là Acid béo alpha-linolenic (ALA, 18 carbon, 3 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3). Ngoài các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega 6 (Arachidonic acid-AA, 20 carbon, 4 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon thứ 6). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
1. Nhu cầu của acid béo không no cần thiết:
Theo khuyến cáo của WHO (1990), tổng số chất béo trong khẩu phần nên từ 15-30% năng lượng, trong đó chất béo không no có nhiều nối đôi PUFA: Polyunsaturated Fatty Acid) (omega-3, omega-6) nên có từ 3-7% tổng năng lượng; khoảng 0,6-0,8g/kg thể trọng/ngày (tối đa 1,5g/kg thể trọng/ngày). Trong đó acid béo omega-6 (Lioleic acid) 40-60mg/kg thể trọng/ngày; tổng số acid béo nhóm omega-3: 50-150mg/kg/ngày, trong đó DHA nên 35-75mg/kg/ngày. Tỷ số DHA: AA nên từ 1:1 tới 1:2 là thích hợp.
2. Vai trò của DHA:
- Cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt.
- Cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não.
- Ở người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, và triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.
- Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp: Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn có ý nghĩa.
3. Bổ sung DHA bằng cách nào?
- Với thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs: Essential Fatty Acid) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
- Trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Sau sinh từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ thì phải lựa chọn các thức ăn thay thế sữa mẹ có bổ sung các acid béo nói trên.
- DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản, DHA cần thiết chó phát triển hoàn hảo võng mạc mắt và não bộ trẻ em. Việc ăn cá, thủy sản thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể đủ DHA.
Nhóm Acid béo omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.
Quan sát dịch tễ học cho thấy những vùng dân cư tiêu thụ nhiều dầu ăn thì tỷ lệ tử vong bệnh tim mạch giảm. Alpha Linoleic acid có vai trò đặc biệt trong giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Những người thường xuyên ăn dầu thực vật giàu Alpha linoleic acid ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ so với những người có chế độ ăn ít các acid béo này.
Tỷ lệ phần trăm (%) acid béo không no trong 100g dầu ăn và quả có chất béo
Tên dầu ăn/quả có chất béo |
Acid béo không no 1 nối đôi (Oleic) (%) |
Acid béo không no 2 nối đôi (Linoleic = omega-6) (%) |
Acid béo không no có 3 nốiđôi (Linoleic=omega-6) (%) |
Quả bơ |
60 |
18 |
0 |
Dầu dừa |
7 |
2 |
0 |
Dầu ngô |
30 |
50 |
2 |
Dầu olive |
72 |
11 |
1 |
Dầu cọ |
43 |
8 |
0 |
Dầu lạc |
49 |
29 |
1 |
Dầu hạt cải |
54 |
23 |
10 |
Dầu đậu tương |
25 |
52 |
7 |
Dầu hướng dương |
33 |
52 |
0 |
Hàm lượng các acid béo Omega-3 trong một số loại cá và hải sản
Cá tươi (100g ăn được) |
Lipid (g)
|
Acid béo n-3 (EPA + DHA) (g) |
Cá chép |
5,6 |
0,3 |
Cá trích |
13,9 |
1,7 |
Cá thu |
13,9 |
2,5 |
Cá nhám |
1,9 |
0,5 |
Cá hồi |
5,4 |
1,2 |
Cua |
0,8 |
0,3 |
Tôm |
1,1 |
0,3 |
Mực |
1,0 |
0,2 |
PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. BS. Lê Thị Hải
Vai trò của canxi đối với tuổi thiếu niên
Tuổi thiếu niên là thời kỳ cơ bản để xây dựng khung xương. Bắt đầu từ giai đoạn dậy thì cho đến cuối tuổi vị thành niên, xương phát triển nhanh nhất. Chính vì vậy, việc bổ sung canxi cho trẻ trong lứa tuổi vị thành niên đóng một vai trò hết sức quan trọng
Vai trò của taurine |
||
Taurine là một axit amin bán thiết yếu, tuy không nổi tiếng bằng các axit amin khác nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Gọi là bán thiết yếu là bởi cơ thể người lớn có thể tự tổng hợp được taurine từ cystein (một trong 8 axit amin thiết yếu) nhưng trẻ sơ sinh thì không làm được điều này nên cần phải được bổ sung từ bên ngoài.
Taurine (2 – aminoethanesulfonic axit) là một dẫn xuất của cystein, công thức phân tử là C2H7NO3S. Theo định nghĩa nghiêm ngặt taurine không được coi là axit amin vì taurine không có chứa nhóm cacboxyl (- COOH).
Taurine (xuất phát từ Taurus – con bò) được phân lập lần đầu tiên từ mật bò vào năm 1827 bởi 2 nhà khoa học người Đức Friedrich Tiedemann và Leopold Gmelin. Trước đây, taurine bị coi là chất dinh dưỡng không thiết yếu cho tận đến năm 1975, khi mà người ta phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức ko duy trì được mức taurine trong nước tiểu bình thường như những đứa trẻ nuôi bằng sữa mẹ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc thiếu taurine dẫn đến sự giảm tiết axit mật, giảm hấp thụ chất béo và suy giảm chức năng gan. Những nghiên cứu này đồng thời hỗ trợ cho giả thuyết taurine cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Taurine được bổ sung vào các công thức cho trẻ sơ sinh từ những năm 1980.
Vai trò của taurine
Taurine và thị giác
Taurine trong võng mạc tăng dần trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển. Thiếu taurine có thể gây thoái hóa võng mạc. Taurine cần thiết cho các phản ứng hóa học tạo ra khả năng thị lực bình thường. Ngoài ra, taurine còn hỗ trợ chống lại bệnh đục nhãn mắt liên quan đến tuổi tác.
Taurine với sự phát triển của não
Taurine là axit amin tự do phong phú nhất ở hệ thần kinh trung ương, tập trung nhiều nhất ở tế bào não trong giai đoạn bé mới chào đời. Lượng taurine được tìm thấy trong não trẻ em nhiều gấp 4 lần so với người lớn.
Taurine và bệnh tim mạch
Là thành phần trọng yếu của mật, taurine rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa chất béo, sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo cũng như điều chỉnh mức cholesterol trong máu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc năm 2003 đã cho thấy hiệu quả làm giảm cholesterol máu ở những người thừa cân, béo phì không bị tiểu đường của taurine.
Năm 2008, nghiên cứu của Đại học Saga, Nhật Bản cho thấy taurine ngăn chặn sự tiết apolipoprotein B100 – thành phần protein chủ yếu của protein tỷ trọng rất thấp VLDL, yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch - từ tế bào HepG2.
Ở Nhật bản, taurine được sử dụng trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng như một số chứng loạn nhịp tim. Những người bị suy tim xung huyết được dùng liệu pháp taurine 3 – 5g/ngày. Ở những bệnh nhân này, taurine giúp tăng cường lực và hiệu quả của những cơn co cơ tim, giúp máu được đẩy ra khỏi tim dễ dàng.
Taurine và bệnh tiểu đường
Giáo sư , Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm , viện trưởng viện nhi trung ương
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng taurine hoạt động như một chất oxy hóa mạnh và có thể cải thiện lượng thuốc dùng trên chuột thí nghiệm tiểu đường type 1 bằng cách phá hủy các gốc oxy tự do trong tuyến tụy. Cơ chế thư 2 có thể là do taurie có thể cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua sự gia tăng bài tiết cholesterol bằng con đường chuyển đổi thành axit mật.
Taurine và cơ xương (cơ bắp)
Taurine cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ xương. Nghiên cứu của Đại học Heinrich Heine, Đức năm 2004 đã cho thấy, ở những con chuột thiếu hụt taurine di truyền có sự suy giảm gần như hoàn toàn mức taurine trong cơ tim và cơ xương khớp. Những con chuột này đã giảm hơn 80% khả năng hoạt động so với các con chuột hoang dã, trong khi chức năng tim là tương đương. Như vậy, taurine là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ xương, trong còn cơ tim hoàn toàn có thể bù đắp sự thiếu hụt taurine.
Phó giáo sư ,Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm , phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia. |
Đảm bảo nhu cầu canxi
Nhu cầu canxi khác nhau theo từng lứa tuổi. Thông thường, bộ xương người lúc sơ sinh có xấp xỉ 25g canxi. Ở phụ nữ trưởng thành, con số này dao động từ 1.000 đến 1.200g. Không như protein, lượng canxi trong cơ thể con người được giữ lại luôn thấp hơn so với lượng tiêu hóa. Canxi bị tiêu hao hàng ngày qua da, mồ hôi, cũng như qua đường tiêu hóa, qua nước tiểu và các hệ bài tiết. Tuy vậy, canxi không có quá trình tái hấp thu trở lại. Qua các thử nghiệm trên động vật cũng như quan sát trên người, người ta nhận thấy khẩu phần canxi thấp có thể không hạn chế sự phát triển chiều dài và bề rộng của xương. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến kết quả vỏ xương mỏng và ít hơn, độ đậm chất khoáng trong xương giảm đi, khiến xương giòn và dễ gãy.
Loãng xương, chỉ là bệnh của người già?
Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương không dính dáng gì đến lứa tuổi dưới 20. Thực tế cho thấy, việc đảm bảo khẩu phần canxi trong giai đoạn đang phát triển rất quan trọng và có ý nghĩa dự phòng loãng xương khi về già. Tuổi niên thiếu chính là thời kỳ cơ bản để xây dựng một khung xương vững chắc. Vì thời điểm bắt đầu dậy thì cho đến cuối tuổi vị thành niên là giai đoạn bộ xương phát triển nhanh nhất. Bước vào độ tuổi 20, tất cả khung xương đã hoàn thành công việc xây dựng. Từ đó đến cả cuộc đời còn lại về sau, cơ thể chỉ dựa trên nguồn vốn xương này để duy trì và bảo vệ. Để xây dựng một khung xương tốt, cơ thể rất cần canxi. Khối lượng xương càng lớn thì lượng canxi cung cấp cho cơ thể càng nhiều. Vì thế, lượng thức ăn phải đảm bảo từ 1.200 - 1.300mg canxi mỗi ngày.
Một trong những nguồn thực phẩm cung cấp canxi nhiều nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, vừng và một số loại rau xanh đậm lá. Ngoài ra, tập thể dục thể thao hàng ngày cũng có tác dụng rèn luyện và bảo vệ xương được chắc khỏe hơn.
Một khi không cung cấp đủ lượng canxi thì xương trông bề ngoài cũng lớn lên, dài ra nhưng yếu ớt, mỏng manh và dễ gãy. Một số trẻ em không nhận được đầy đủ canxi cho cơ thể là do ăn kiêng vì sợ béo. Do vậy, ngay cả với chế độ ăn giảm béo cũng cần phải cung cấp đủ lượng canxi. Nên bổ sung từ 2 - 3 cốc sữa mỗi ngày hoặc dùng các sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể.
Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới nhu cầu canxi
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu canxi của cơ thể. Các chất dinh dưỡng tương tác chính là Na, protein, caffein, và chất xơ. Trong đó chất xơ và caffein có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình hấp thu canxi trong cơ thể, còn Na và protein lại ảnh hưởng đến bài tiết canxi trong nước tiểu. Tác động trên ruột non: hấp thu canxi.
Chất xơ: việc hấp thu canxi có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất, nguồn gốc của chất xơ. Nhiều loại chất xơ từ các loại rau xanh, đậu quả, quả có màu vàng, chuối... không ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Song ngược lại, chất xơ trong vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc lại làm giảm hấp thu của canxi trong bữa ăn thử nghiệm, nhưng nhìn chung là tương đối thấp.
Chất xơ khi kết hợp các thành phần khác của thức ăn như phytat và oxalat cũng sẽ làm giảm sự hấp thu canxi thức ăn.
Caffein: một tách cà phê có thể làm giảm sự hấp thu 3mg canxi. Tác động này giảm đi nếu cho thêm 1 hoặc 2 thìa sữa.
Chất béo: chất béo đôi khi cũng làm giảm sự hấp thu canxi. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành khỏe mạnh thì không ảnh hưởng gì.
Tác động trên hệ tiết niệu
Protein và Na: ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu canxi trong cơ thể. Cả hai chất này làm tăng sự đào thải canxi qua nước tiểu. Na và Ca giống nhau ở hệ thống vận chuyển. Cứ 2.300mg Na bài tiết do thận thì kéo theo mất 20 - 60mg canxi theo chúng ra ngoài. Còn đối với người trưởng thành, cứ chuyển hóa 1g protein sẽ làm mất đi 1mg canxi qua nước tiểu.
Photpho: chất này có nguy cơ làm giảm khả năng hấp thu canxi. Ở người trưởng thành, tỷ số canxi/photpho dao động từ 0.2 đến trên 2.0 là không ảnh hưởng đến cân bằng canxi.
Khuyến nghị về nhu cầu của canxi
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng , nhu cầu canxi hàng ngày theo các nhóm tuổi khác nhau, đối với các bé trai và bé gái là tương đồng giống nhau : Bé Trai : 10 - 18 tuổi : 1000mg. Bé gái : 10 - 18 tuổi : 1000mg.
Tăng hấp thu canxi
Có tương đối ít chất làm tăng sự hấp thu canxi trong cơ thể. Đường lactose làm nâng cao sự hấp thu canxi, nhưng hiệu quả mới chỉ xác định trên chuột. Do vậy, khả năng hấp thu canxi thấp, hy vọng có thể cải thiện giá trị sinh học của canxi. Như latose casein photphopetide từ sữa đã cho thấy có sự cải thiện hấp thu canxi trong hệ thống thí nghiệm, mặc dù hiệu quả trên người còn ít. Acid amin lysine cũng cho thấy tác dụng làm tăng hấp thu canxi, nhưng chứng minh trên người hiện nay vẫn còn chưa được xác định.
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÂM