danh mục sản phẩm
sản phẩm > CefpoEXT 125 mg
CefpoEXT 125 mg
Liều dùng:Cách dùng, liều dùng:
-Cách dùng: Dùng theo đường uống, có thể uống lúc no hoặc đói.
-Liều dùng:
Người lớn: Liều thường dùng: 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trong trường hợp nặng có thể tăng lên gấp đôi, tối đa 4g/ngày.
- Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu không có biến chứng: uống 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng hơn hoặc chủng vi khuẩn phân lập kém nhạy cảm có thể dùng 500mg, cứ 8 giờ dùng một lần. Thời gian điều trị là 10 ngày.
Chỉ định:
Các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường mà bị thất bại: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (bao gồm viêm thận, viêm bể thận và viêm bàng quang).
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin và Staphylococcus pyogenes nhạy cảm.
Cefaclor (dưới dạng Cefaclor monohydrat) …………………………….. 100 mg
Tá dược vừa đủ ....................................................…………………………. 1 gói
Hãng sản xuất: PHARBACO Mô tả sản phẩm:
Chống chỉ định:
-Người bệnh có tiền sử dị ứng/quá mẫn với Cefaclor và kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicllin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Các đặc tính được lực học:
-Cefaclor là một kháng sinh Cefalosporin uống, bán tổng hợp, thế hệ 2, có tác dụng diệt vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào các protein gắn với penicillin (PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, đóng vai trò là enzym xúc tác cho giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Kết quả là thành tế bào được tổng hợp sẽ bị yếu đi và không bền dưới tác động của áp lực thẩm thấu. Ái lực gắn của cefaclor với PBP của các loại khác nhau sẽ quyết định phổ tác dụng của thuốc.
-Cũng như các kháng sinh beta – lactam khác, tác dụng diệt khuẩn của cefaclor phụ thuộc vào thời gian. Do vậy, mục tiêu cần đạt của chế độ liều là tối ưu hóa khoảng thời gian phơi nhiễm của vi khuẩn với thuốc. Thời gian nồng độ thuốc trong máu lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh với vi khuẩn phân lập (T > MIC) là thông số dược động học dược lực học có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả điều trị của cefaclor. T > MIC cần đạt ít nhất 40 50% khoảng cách giữa 2 lần đưa thuốc.
-Cefaclor có tác dụng in vitro đối với cầu khuẩn Gram dương tương tự cefalexin nhưng có tác dụng mạnh hơn với các vi khuẩn Gram âm, đặc biệt với Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis, ngay cả với H. influenzae và M. catarrhalis sinh ra beta – lactamase. Tuy nhiên, tác dụng trên tụ cầu sinh beta – lactamase và penicilinase thì yếu hơn cefalexin. Trên in vitro, cefaclor có tác dụng đối với phần lớn các chủng vi khuẩn sau, phân lập được từ người bệnh.
-Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Staphylococcus, kể cả những chủng sinh ra penicilinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính, tuy nhiên có biểu hiện kháng chéo giữa cefaclor và methicilin; Staphylococcus pneumoniae; Staphylococcus pyogenes (Staphylococcus tan máu beta nhóm A); Propionibacterium acnes; Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Moraxella catarrhalis; Haemophilus influenzae (kể cả những chủng sinh ra betalactamase, kháng ampicilin); Escherichia coli; Proteus mirabilis; Klebsiella spp.; Citrobacter diversus; Neisseria gonorrhoeae. Vi khuân kỵ khí: Bacteroides spp. (ngoại trừ Bacteroides fragilis là kháng); các Peptococcus; các Peptostreptococcus.
-Kháng thuốc: Vi khuẩn kháng lại cefaclor chủ yếu theo cơ chế biến đổi PBP đích, sinh beta - lactamase hoặc làm giảm tính thám của cefaclor qua màng tế bào vi khuẩn. Hiện nay, một số chủng,vi khuẩn nhạy cảm đã trở nên kháng với cefaclor và các kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 khác, đặc biệt là các chủng Streptococcus pneumoniae kháng penicilin, các chủng Klebsiella pneumoniae và E. coli sinh beta – lactamase hoạt phổ rộng.
Các đặc tính dược động học:
-Cefaclor bền vững với acid dịch vị và được hấp thu tốt sau khi uống lúc đói. Với liều 250mg và 500mg uống lúc đói, nồng độ đỉnh trong huyết tương tương ứng khoảng 7 và 13 microgam/ml, đạt được sau 30 đến 60 phút. Thức ăn làm chậm hấp thu nhưng tổng lượng hấp thu không thay đổi, nồng độ đỉnh chỉ đạt được từ 50 - 75% nồng độ đỉnh ở người bệnh uống lúc đói và thường xuất hiện muộn hơn từ 40 đến 60 phút. Nửa đời thải trừ của cefaclor trong huyết tương từ 30 đến 60 phút; thời gian này thường kéo dài hơn một chút ở người bệnh có chức năng thận giảm. Khoảng 25% cefaclor liên kết với protein huyết tương.
-Cefaclor phân bố rộng khắp cơ thể; đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefaclor thải trừ nhanh chóng qua thận; tới 85% liều sử dụng được thải trừ qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ, phần lớn thải trừ trong vòng 2 giờ đầu ở người có chức năng thận bình thường. Cefaclor đạt nồng độ cao trong nước tiểu trong vòng 8 giờ sau khi uống, trong khoảng 8 giờ này nồng độ đỉnh trong nước tiểu đạt được 600 và 900 microgam/ml sau các liều sử dụng tương ứng 250 và 500mg. Probenecid làm chậm bài tiết cefaclor. Một ít cefaclor được đào thải qua thẩm phân máu.